Chiều 12.5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp với 63 tỉnh thành.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần chuẩn bị tâm thế cho những kịch bản xấu nhất đến với chúng ta

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 12/05/2021, 16:02

Chiều 12.5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp với 63 tỉnh thành.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết dịch COVID-19 tại Việt Nam đã và đang diễn biến nghiêm trọng, chỉ trong 2 tuần mà số lượng người nhiễm bệnh tăng rất nhanh.

Từ ngày 27.4 đến nay, Việt Nam đã có khoảng 500 ca COVID-19, chỉ trong 15 ngày, tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc biệt, xuất hiện các ca COVID-19 ở các cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong nước. Xét nghiệm giải trình tự gien do Bộ Y tế công bố các mẫu liên quan đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng cho thấy các mẫu này nhiễm biến chủng lần đầu tìm thấy ở Ấn Độ. Qua theo dõi các bệnh nhân COVID-19 thì gần như 10 ngày đầu không có triệu chứng lâm sàng gì, họ vẫn sinh hoạt bình thường…

"Vì thế, chúng ta cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng với những kịch bản xấu nhất đến với chúng ta. Để thêm việc chủ động trong tình huống dịch bệnh lây lan, Bộ Y tế sẽ ra các công điện hướng dẫn về việc giãn cách, xét nghiệm tại các tuyến bệnh viện. Đây chính là văn bản hướng dẫn quan trọng nhất hiện nay", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

183524594_2863157250604226_5755835794771148433_n.jpg
Các đơn vị y tế họp trực tuyến với Bộ Y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các cơ quan Bộ Y tế theo dõi, giám sát việc chấp hành công điện của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và tiếp tục triển khai đảm bảo an toàn trong tiêm chủng vắc xin. Ngoài ra, các địa phương cần tập huấn, xây dựng và tổ chức phương án xét nghiệm, ca bệnh nào xét nghiệm gộp mẫu, trường hợp nào xét nghiệm nhanh…

PGS-TS Nguyễn Trường Sơn lưu ý với các sở y tế cần xây dựng những phương án ứng phó như trong trường hợp không có dịch, có ca lẻ tẻ, hoặc dịch lan rộng. Về việc chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến, các sở y tế nên chủ động đề xuất với địa phương, sẵn sàng nhân lực trang thiết bị, thuốc theo tinh thần “4 tại chỗ”.

"Yêu cầu các bệnh viện định kỳ ít nhất 7 ngày phải làm xét nghiệm cho cán bộ nhân viên y tế, đặc biệt các cán bộ ở khoa cấp cứu, khoa thận nhân tạo, khoa hô hấp và truyền nhiễm. Nếu việc làm sàng lọc tốt thì công tác kiểm soát dịch bệnh của chúng ta đạt kết quả tốt hơn", PGS-TS Nguyễn Trường Sơn nói.

1(1).jpg
Hà Nội đưa các khách sạn cùng thực hiện việc cách lý và có hệ thống camera giám sát

TP.Hà Nội cũng vừa ra văn bản yêu cầu các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân tổ chức kinh doanh về du lịch cần thực hiện tốt các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19. Yêu cầu các khách sạn siết chặt công tác quản lý, giám sát các hoạt động tại khách sạn, đồng thời các cơ sở này phải phối hợp với cơ quan chức năng để triển khai hệ thống camera giám sát để tích hợp, theo dõi cụ thể ngày cách ly của những người lưu trú.

Trưa 11.5, CDC Hà Nội thông tin có một nhân viên vệ sinh của Bệnh viện Thanh Nhàn dương tính với SARS-CoV-2. Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, khẳng định trường hợp dương tính mới này được phát hiện trong khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19, đã được cách ly riêng biệt, nên không ảnh hưởng tới hoạt động khác của bệnh viện. Hiện tại, bệnh viện chưa tiến hành phong tỏa hay cách ly y tế bất kỳ khoa, phòng nào tại đây.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội cũng cho rằng trường hợp dương tính nói trên lây nhiễm từ nhóm bệnh nhân COVID-19 từ Bệnh viện K cơ sở Tân Triều chuyển sang chứ không phải lây nhiễm trong Bệnh viện Thanh Nhàn. Bệnh viện cũng tiến hành các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, đồng thời xét nghiệm những trường hợp liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 nói trên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần chuẩn bị tâm thế cho những kịch bản xấu nhất đến với chúng ta