Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ như tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao…

Thủ tướng: Kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, hướng vào sản xuất, kinh doanh

Lam Thanh | 08/02/2022, 22:27

Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ như tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao…

Chiều 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm đội ngũ cán bộ, người lao động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngành ngân hàng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bứt phá ngay từ những ngày đầu năm. Tính đến ngày 28.1.2022, dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,74% so cuối năm trước (tăng 16,32% so cùng kỳ năm trước; tháng 1.2021 chỉ tăng 0,53%). Điều này cho thấy dòng vốn đã khai thông, khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau dịch khá tích cực.

Cũng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, khoảng 600.000 khách hàng với dư nợ trên 280.000 tỉ đồng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; gần 2 triệu khách hàng với dư nợ hơn gần 4 triệu tỉ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay; khoảng 1,2 triệu khách hàng được cho vay mới lãi suất thấp hơn trước dịch với doanh số đạt trên 7 triệu tỉ đồng; miễn, giảm hơn 2.500 tỉ đồng phí dịch vụ thanh toán, cho vay đối với đơn vị sử dụng lao động, người lao động qua Ngân hàng chính sách xã hội; giải ngân cho Vietnam Airlines tháo gỡ khó khăn theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

thu-tuong-2.jpg
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao

Ngoài ra, ngành ngân hàng đã xử lý quyết liệt, mạnh mẽ hơn với các tổ chức tín dụng yếu kém dù đây là việc phức tạp; khéo léo xử lý các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng; tích cực triển khai công tác truyền thông, cung cấp thông tin…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, quyết liệt, dám quyết định những vấn đề khó khăn, phức tạp và tinh thần chia sẻ với người dân và doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều vấn đề cần tiếp tục lưu ý, tập trung giải quyết trong thời gian tới như kiểm soát nợ xấu; áp lực lạm phát; kiểm soát dòng tiền vào các lĩnh vực…

Chính phủ đã xác định chủ đề điều hành năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, kiểm soát lạm phát bình quân ở mức 4%...

Thủ tướng đề nghị, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị trong ngành ngân hàng phải quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa.

"Đã đổi mới phải tiếp tục đổi mới, đã tiên phong phải tiếp tục tiên phong, ngành ngân hàng có hoạt động tốt thì nền kinh tế mới hoạt động tốt, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc và sự ấm no, hạnh phúc của người dân để chúng ta làm việc. Làm sao để mọi người dân, mọi doanh nghiệp được hưởng lợi từ hoạt động của ngành ngân hàng", Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng cũng yêu cầu thời gian tới, ngành ngân hàng phải tiếp tục góp phần quan trọng, đắc lực cho việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn ngân hàng để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng lưu ý, cần có giải pháp phù hợp, hiệu quả để đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho xây dựng và phát triển đất nước. Ngoài ra, phải tập trung làm tốt công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo, phân tích; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững…

Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ như tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất-kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng; triển khai quyết liệt, hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; không để những yếu kém nhỏ tích tụ lại thành yếu kém, sai phạm lớn.

Bài liên quan
Chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng 0 đồng: Bước đầu thuận lợi cho chặng đường tiếp theo
Việc chuyển giao bắt buộc với GPBank và DongA Bank đã đánh dấu bước khởi đầu thuận lợi cho các ngân hàng, tạo cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới, hiện đại, đóng góp vào sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, hướng vào sản xuất, kinh doanh