Đề cập đến vấn đề sử dụng tài sản công, Thủ tướng chỉ rõ: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất? Các đại biểu cần góp ý, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, mang tính cách mạng để “người dân thấy rằng Chính phủ chúng ta sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi công sức của nhân dân”.

Thủ tướng: ‘Nhiều người dân nói chúng ta còn lãng phí’

Trí Lâm | 30/08/2016, 14:48

Đề cập đến vấn đề sử dụng tài sản công, Thủ tướng chỉ rõ: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất? Các đại biểu cần góp ý, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, mang tính cách mạng để “người dân thấy rằng Chính phủ chúng ta sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi công sức của nhân dân”.

Bộ máy có thực sự chuyển động?

Sáng 30.8, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng đã nhấn mạnh tinh thần “lời nói đi đôi với việc làm” và yêu cầu thảo luận xem bộ máy có thực sự chuyển động, có hướng về người dân và doanh nghiệp, có tạo nên sự phát triển hay không?

Thủ tướng nhấn mạnh: “Cả hệ thống chúng ta phải có khát vọng chuyển biến tình hình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”.

Về công tác xây dựng pháp luật, Thủ tướng yêu cầu phảiđổi mới tư duy, thực sự là Chính phủ kiến tạo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phải đánh giá kỹ tác động của chính sách, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Các quy định, chính sách phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh, răn đe của luật pháp.

“Có liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân chính là thông qua quy chế này”, Thủ tướng nêu rõ. Đây chính là khung để các bộ, ngành có bộ máy, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để điều hành phát triển đất nước, khắc phục sự giao thoa, khiếm khuyết, những khoảng trống, không làm rõ trách nhiệm.

Về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các chỉ tiêu, kiểm điểm lại nghiêm túc việc triển khai các biện pháp phát triển, khắc phục các bất cập, để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu Quốc hội giao.

Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng đã chỉ rõ: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất? Thế hiện nay các công sở sử dụng kém hiệu quả trên cả nước này thì cần biện pháp nào? Các đại biểu cần góp ý, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, mang tính cách mạng để “người dân thấy rằng Chính phủ chúng ta sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi công sức của nhân dân”.

Đề cập đến Tổ công tác đặc biệt mới thành lập, Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta hoan nghênh kết quả được thảo luận sau đây là việc Tổ công tác của Thủ tướng đã đi xuống một số bộ để kiểm tra thực tế việc tổ chức triển khai kết luận của Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng đạt ở mức độ nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm gì trong việc thực hiện giữa lời nói và việc làm”.

Chống lợi ích nhóm trong bán vốn Nhà nước

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ ngành về chủ trương tiếp tục bán vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 công ty, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn, trong đó, đã quán triệt tinh thần theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đưa lên sàn chứng khoán, đấu giá quốc tế trong nước, công khai cả nhà đầu tư để chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

“Tôi nói như vậy để thấy rằng, chúng ta đã công khai, minh bạch một phần rất quan trọng để tạo niềm tin cho mọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”. Thủ tướng nói.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện theo các quy luật, thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo toàn tối đa tài sản nhà nước, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước.

Lấy ví dụ về việc đấu giá cổ phần Khách sạn Kim Liên tại Hà Nội đã thu được hơn 1.000 tỉ đồng so với mức giá khởi điểm 122 tỉ đồng, Thủ tướng nhấn mạnh phải quán triệt những quan điểm rất rõ ràng nói trên, thực hiện cho được quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, minh bạch, nói không với tham nhũng, tiêu cực.

“Các bộ, cơ quan liên quan phải thực hiện nghiêm túc chủ trương này trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước”, Thủ tướng chỉ rõ.

Để thực hiện các yêu cầu nói trên, với việc bán vốn nhà nước tại Vinamilk và các doanh nghiệp khác mà SCIC làm đại diện chủ sở hữu nhà nước, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Các bộ ngành, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp giám sát chặt chẽ SCIC, tìm kiếm cơ hội tốt nhất để bán được với giá cao nhất, chống thất thoát vốn nhà nước, nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với việc bán vốn nhà nước tại Habeco và Sabeco là những doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết, Thủ tướng chỉ rõ, để bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm có lợi nhất cho nhà nước, phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước. Ngay cả việc định giá cổ phần cũng phải khẩn trương tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực, kinh nghiệm, tránh trường hợp định giá không sát, không đúng, làm thất thoát phần vốn nhà nước. Việc định giá cụ thể dựa trên các quy định pháp luật, nguyên tắc thị trường và ý kiến đơn vị tư vấn.

Thủ tướng cũng chỉ rõ, khi bán cổ phần tại các doanh nghiệp này, phải đấu giá cạnh tranh, không phân biệt đối tác trong nước và nước ngoài, giá trị quyền sử dụng đất tính riêng. Đồng thời, có biện pháp pháp lý để giữ các thương hiệu quốc gia như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, Vinamilk sau khi bán vốn nhà nước.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
7 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: ‘Nhiều người dân nói chúng ta còn lãng phí’