Theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế tại Vientiane.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong tại Lào

P.V | 30/03/2023, 18:42

Theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế tại Vientiane.

Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ tư sẽ diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào vào ngày 5.4, theo thông cáo ngày 30.3 của Bộ Ngoại giao.

MRC là tổ chức liên chính phủ về đối thoại và hợp tác tại hạ lưu sông Mekong, gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Hội nghị cấp cao MRC được tổ chức từ năm 2010, theo cơ chế luân phiên 4 năm một lần tại các nước thành viên.

Đây là sự kiện quy tụ lãnh đạo cấp cao các nước thành viên nhằm thảo luận, xây dựng chính sách và giải quyết thách thức mà các quốc gia lưu vực sông Mekong đang đối mặt. Tại hội nghị, lãnh đạo các nước thành viên MRC cùng đánh giá tình hình thực hiện quyết định đã đưa ra trước đó, thống nhất chiến lược và định hướng hợp tác tương lai.

Cho đến nay, đã có ba kỳ hội nghị cấp cao MRC được tổ chức, bao gồm lần đầu tiên tại Thái Lan năm 2010, lần thứ hai tại Việt Nam năm 2014 và lần thứ ba tại Campuchia năm 2018.

Hội nghị cấp cao MRC lần thứ tư tại Lào dự kiến diễn ra năm 2022, nhưng bị hoãn đến năm 2023 do COVID-19. Tham dự hội nghị có lãnh đạo chính phủ 4 nước thành viên, đại diện của hai nước đối thoại là Trung Quốc và Myanmar, cùng 12 đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế, khu vực.

Mục tiêu của hội nghị năm nay là khẳng định cam kết của 4 quốc gia thành viên về thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và chức năng của Ủy hội; phân tích, đánh giá thách thức và cơ hội liên quan nguồn nước; xác định định hướng phát triển, quản lý lưu vực cũng như thống nhất thỏa thuận, kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển Lưu vực sông Mekong giai đoạn 2021-2030.

Sông Mekong dài khoảng 4.350km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Dòng sông này được coi là huyết mạch ở khu vực Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong tại Lào