Trong vấn đề xử lý giấy phép con, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng đề xuất giải pháp cụ thể, phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin xã hội, góp phần vào tăng trưởng.

Thủ tướng: ‘Thủ tục bán gà còn phức tạp và dài ngày hơn thời gian nuôi gà’

Trí Lâm | 30/08/2017, 13:19

Trong vấn đề xử lý giấy phép con, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng đề xuất giải pháp cụ thể, phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin xã hội, góp phần vào tăng trưởng.

Câu chuyện giấy phép con lại tiếp tục nóng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2017. Theo Thủ tướng, “giấy phép con, giấy phép cháu vẫn còn nhiều”. “Nhiều doanh nghiệp phản ánh chu kỳ sản phẩm sản xuất ra đã vất vả rồi nhưng thủ tục đểđưa vào tiêu thụ, xuất khẩu còn phức tạp hơn. Cóý kiến nói rằng là nuôi gà chỉ mất 40 ngày nhưng thủ tục để tiêu thụ gà, xuất khẩu gà thì còn phức tạp, dài ngày hơn nuôi gà”, Thủ tướng nói và yêu cầu tập trung tháo gỡ thủ tục, nhất là xử lý giải quyết giấy phép con, giấy phép cháu.

Bên cạnh đó, gánh nặng thuế, phíđối với doanh nghiệp còn lớn, một số phí như phí BOT còn cao, đặt trạm thu phí còn bất hợp lý, gây bức xúc. Theo thống kê, tổng phí vận tải doanh nghiệp phải đóng lên tới 70 loại.Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải tập trung tháo gỡ; Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải lưu ý các quy định hiện hành về phí BOT để có giải pháp giải quyết, tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn lớn, với tỷ lệ lô hàng kiểm tra chuyên ngành lên tới 30%. Mục tiêu đặt ra phải giảm còn 15% nhưng một số bộ, ngành chuyển biến còn chậm. “Vấn đề này cũng cần đặt ra để chúng ta thảo luận”, Thủ tướng nói.

Quy định thủ tục hành chính về hải quan, hoàn thuế VAT, thời gian và chi phí nộp bảo hiểm xã hội còn cao. Thủ tướng dẫn chứng báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết doanh nghiệp Việt Nam nộp bảo hiểm xã hội mất 189 giờ, trong khi Thái Lan chỉ mất 48 giờ, Indonesia mất 56 giờ.

Thủ tướng cũng cho rằng vấn đề cải cách thủ tục hành chính đã nói nhiều lần trong năm qua, đặc biệt tháng 7, đã đề cập rất quyết liệt vấn đề này nhưng mới giảm được một phần, còn nhiều phần, nhiều ngành, đơn vị chưa chuyển biến.Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng đề xuất giải pháp cụ thể, phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin xã hội, góp phần vào tăng trưởng.

Tại tọa đàm “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển” mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết:“Chi phí không chính thức” còn gọi là “tham nhũng vặt”, nhưng hậu quả của nó thì cũng không kém tham nhũng lớn. Để giải quyết tham nhũng vặtphải giảm thiểu sự giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người trong các hoạt động hành chính thực hiện tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

“Tôi muốn nói cụ thể hơn là chính sách rất mạnh mẽ của Chính phủ nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới là xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công thông qua trực tuyến, hồ sơ càng được xử lý thông qua mạng bao nhiêu thì càng giảm thiểu tham nhũng và chi phí phi chính thức bấy nhiêu”, ông Đông nói.

Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, giải pháp để cho các bộngành tự cắt giảm điều kiện kinh doanh là khó khả thi. “Hiện nay chúng ta đang giao cho các bộngành tự rà soát toàn bộ lĩnh vực và tự rà soát từng thủ tục. Cách làm này là không hiệu quả, chính các bộ ngành là nơi sản sinh ra các sản phẩm đó, các cơ quan là những người xây dựng chính sách, thực thi chính sách, sau đó lại tự rà soát và cắt bỏ đi cái mà mìnhvừa ban hành trước đó, điều này không hiệu quả”.

“Chúng ta giao cho các bộ ngành tự rà soát mà không có chỉ tiêu rõ ràng, không có một cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và có thẩm quyền quyết định kết quả rà soát đó.Cách làm hiện nay không phù hợp và cần thay đổi, có cơ quan độc lập, kết quả cuối cùng trình lên Chính phủ hoặc Quốc hội”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho rằng: "Môi trường có thể thay đổi hành vi. Nếu như chúng có một môi trường tốt, cải cách thể chế, giảm tối đa sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh, để cho người tiêu dùng và thị trường là người phán xử thì sẽ tạo nên sức ép cho doanh nghiệp để điều chỉnh hành vi. Nhưng Nhà nước phải thay đổi trước".

Hoài Phong
Bài liên quan
Phó thủ tướng yêu cầu rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: ‘Thủ tục bán gà còn phức tạp và dài ngày hơn thời gian nuôi gà’