Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách phòng chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT bàn với các địa phương xử lý vấn đề học sinh đi học lại

Bùi Trí Lâm | 27/02/2020, 15:50

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách phòng chống dịch.

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ ngày 27.2, đề cập đến về việc đi học của học sinh, Thủ tướng nêu rõviệc này do Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) và UBND các tỉnh thành xem xét trong khung chương trình mà Bộ GD-ĐTđã công bố. Bộ thảo luận với các địa phương để xử lý vấn đề này một cách tốt nhất.

Tình hình diễn biến phức tạp, một số nơi xuất hiện ổ dịch mới, nhưng Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tình hình dịch bệnh trên toàn cầu được kiểm soát cơ bản và tiến triển tốt vào quý 2. Kinh tế thế giới sẽ có chuyển biến tích cực.

Trước đó, tại cuộc họp hôm 24.2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đều đồng quan điểm về việc cho học sinh cấp 3, sinh viên đi học lại từ ngày 2.3, còn học sinh cấp 2 trở xuống có thể nghỉ thêm 1 - 2 tuần.

Cụ thể, ông Nhạ cho rằngtừ ngày 2.3 nếu không phát sinh tinh hình nguy cấp thì học sinh có thể đi học trở lại. Tuy nhiên, có một số địa phương có thể xem xét tiếp, nếu chậm tiếp 1 - 2 tuần thì vẫn bố trí học bù được vì Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung, theo đó đã lùi 1 tháng so với kế hoạch bình thường.

Tuy nhiên, theo ông Nhạ, trước những diễn biến mới cho thấy tình hình phức tạp một số địa phương có thể xem xét để bậc trung học cơ sở trở (cấp 2) trở xuống chậm lại 1 - 2 tuần, còn học sinh THPT và sinh viên có thể đi học lại từ ngày 2.3

Đến nay, mới chỉ tỉnh Quảng Ninh có văn bản về việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học lại. Theo đó, tỉnh giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh -Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sởban ngành liên quan tổ chức cho học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2.3; Căn cứ chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông tin đến học sinh, phụ huynh về lịch đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ.

Còn với Hà Nội, theo ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố, cuối tuần này (28.2), UBND TPmới quyết định thời điểm học sinh Hà Nội trở lại trường. Nhưng dù học sinh có học vào ngày được dự kiến là 2.3 hay muộn hơn thì ngành GD-ĐT Hà Nội cũng phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho rằng cần khuyến khích người dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng phát hiện, thông tin kịp thời về những trường hợp đi về từ vùng dịch để có biện pháp theo dõi, cách ly khi cần thiết.

Các nhà trường ngoài việc khử trùng cần được đảm bảo bố trí đầy đủ dung dịch, thiết bị đo thân nhiệt. Những nơi chưa có điều kiện mua thì huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh theo cách mượn nhiệt kế của các gia đình để sử dụng khi học sinh trở lại và tiếp tục bổ sung dần bằng nguồn mua thiết bị từ chính hãng.

Trước đó, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòngchống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục để đón học sinh đi học trở lại.

Theo đó, các nhà trường thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, bao gồm: môi trường xung quanh, các vật dụng thường xuyên cầm, nắm như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn, ghế; phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng; thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy và học, bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, lớp học và các phương tiện được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học...

Tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường quy trình phòngchống dịch bệnh để thực hiện và hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học; giao nhiệm vụ cho giáo viên thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn.

Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục theo khung kế hoạch thời gian năm học được Bộ GD-ĐTđiều chỉnh; trong thời gian dịch bệnh chưa chấm dứt, các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung đông học sinh; tổ chức chào cờ và các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng lớp học.

Đối với các cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ô tô, mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh phải tiến hành lau khử khuẩn; Kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường (bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh); thực hiện việc giao nhận trẻ em, học sinh (nếu có) tại cổng trường; có biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trường.

Trước khi học sinh đến trường, gia đình kiểm tra thân nhiệt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; nhắc nhở học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên tự đo thân nhiệt trước khi đến trường (bảo đảm chỉ đến trường khi sức khỏe bình thường); không cho học sinh đến trường khi có biểu hiện không bình thường về sức khỏe.

Lam Thanh
Bài liên quan
Thủ tướng Israel tuyên bố không sợ phán quyết từ Tòa án Hình sự quốc tế
Theo Reuters, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 26.4 tuyên bố bất cứ phán quyết nào do Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đưa ra đều không thể ảnh hưởng đến hành động của nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT bàn với các địa phương xử lý vấn đề học sinh đi học lại