Với chủ đề: “Kiên Giang - Tiềm năng và cơ hội đầu tư bền vững”, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019 đã diễn ra sáng 29.7 tại TP.Rạch Giá với sự tham dự của gần 500 đại biểu là các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại hội nghị.

Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang phát triển kinh tế nhưng không được phá vỡ môi trường

TTXVN | 29/07/2019, 17:26

Với chủ đề: “Kiên Giang - Tiềm năng và cơ hội đầu tư bền vững”, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019 đã diễn ra sáng 29.7 tại TP.Rạch Giá với sự tham dự của gần 500 đại biểu là các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại hội nghị.

118 danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên lớn nhất và dân số đứng thứ 2/13 tỉnh, thành khu vực. Với vị trí là cửa ngõ phía tây thông ra vịnh Thái Lan, nằm trên hành lang kinh tế phía nam thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Kiên Giang có vùng biển rộng hơn 63.000km2, gấp gần 10 lần diện tích đất liền; tiếp giáp biên giới trên bộ và trên biển với một số quốc gia trong khu vực ASEAN, cùng một cửa khẩu quốc tế và một cửa khẩu quốc gia.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019, Kiên Giang giới thiệu 118 danh mục dự án lớn. Tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển 4vùng du lịch trọng điểm, gồm: Phú Quốc; Hà Tiên - Kiên Lương và vùng phụ cận; Rạch Giá - Kiên Hải và vùng phụ cận; khu du lịch sinh thái U Minh Thượng. Tỉnh tập còn kêu gọi đầu tư vào chế biến, nhất là chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển các khu đô thị ven biển. Tỉnh cũng khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và chú trọng chất lượng là chính để tăng giá trị của nông nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng chứng kiến quy mô đầu tư vào Kiên Giang lên đến hàng trăm nghìn tỉđồng. Đặc biệt, bên cạnh các nhà đầu tư lớn cũng đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư mới tại tỉnh trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục-đào tạo, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp chế biến, du lịch… Không chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài mà có rất nhiều nhà đầu tư trong nước và ngay tại tỉnh Kiên Giang cũng có hoạt động đầu tư lần này. Thủ tướng cũng chỉ rõ một điểm mới mang tính phát hiện là không chỉ tập trung vào Phú Quốc mà rất nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại hội nghị lần này tìm đến với Hà Tiên, Rạch Giá, coi đây là địa bàn đầu tư tiềm năng.

Nhắc đến những lợi thế riêng có của Kiên Giang - vùng đất được xưng tụng là “trăng cũng đẹp, đất cũng đẹp và sao đâu đâu cũng đẹp”, Thủ tướng nhấn mạnh, Kiên Giang đang thay da đổi thịt từng ngày, mang trong mình khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh toàn diện.

Đánh giá tình hình kinh tế xã hội của địa phương, Thủ tướng nhận xét, trong những năm qua Kiên Giang tăng trưởng toàn diện, sản lượng lương thực đứng đầu cả nước với nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp tiên tiến. Thương hiệu du lịch Phú Quốc - Kiên Giang đã mang tầm quốc tế. Phú Quốc được bình chọn là một trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á 2019, top 5 điểm đến mùa thu hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

Khái quát tiềm năng, thế mạnh của Kiên Giang, Thủ tướng đề cập đến vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng, rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế hướng ngoại và hội nhập, là cửa ngõ quan trọng ra quốc tế; là tỉnh hiếm hoi có hai sân bay là Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc.

Đặc biệt, Kiên Giang có tài nguyên biển quý giá, hệ sinh thái đa dạng với ngư trường rộng lớn, trữ lượng thủy sản phong phú; có 145 hòn đảo, năm quần đảo và hai huyện đảo, trong đó có 43 hòn đảo dân cư sinh sống.

Ngoài ra, Kiên Giang là nơi cư trú của hơn 15 dân tộc anh em, là nơi giao thoa và hội tụ văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hóacủa Kiên Giang thể hiện sự đặc sắc qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, lễ hội, làng nghề truyền thống... Văn hóa ẩm thực ở Kiên Giang rất nổi tiếng như cá nhông, nước mắm Phú Quốc, cháo môn, sò huyết Hà Tiên, bún cá Kiên Giang... Thủ tướng điểm lại những đặc sản Kiên Giang và nhắc đến câu canổi tiếng: “Lần đầu ăn tô bún cá; chạy dìa Rạch Giá bỏ má theo em”.

Với tiềm năng sẵn có này, Thủ tướng cho rằng nền kinh tế Kiên Giang có thể phát triển dựa trên 3tru cột: nông nghiệp chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu; thủy sản sạch gắn với ngành công nghiệp chế biến được định vị ở phân khúc cấp cao; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.Kinh tế biển sẽ giữ vai trò động lực tăng trưởng chính cùng với kinh tế cửa khẩu và sự phát triển bứt phá của Phú Quốc.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đưa ra một tầm nhìn cho Kiên Giang trở thành một trong những tỉnh Tây Nam Bộ năng động, đổi mới và giàu có của cả nước dựa trên những lợi thế so sánh tự nhiên, nền kinh tế hướng biển; phát huy tốt nhất mọi tinh hoa của miền đất có nguồn tài nguyên nông nghiệp đặc sắc, một không gian trải nghiệm du lịch nhiệt đới độc đáo, đẳng cấp quốc tế, hướng tới phát triển du lịch bền vững và bao trùm.

“Chúng ta tập trung cho Phú Quốc phát triển không phải để cạnh tranh với các địa phương của Việt Nam trong thu hút nguồn lực và cơ hội phát triển mà để Phú Quốc cạnh tranh hiệu quả và sòng phẳng với các quốc gia khác”, Thủ tướng nói và gợi ýPhú Quốc nên tập trung vào những lợi thế so sánh cốt lõi là tài nguyên biển và tài nguyên sinh thái. Trong quá trình đó cần giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cảnh quan môi trường và bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống.

Chất lượng môi trường là tài nguyên vô giá

Đưa ra một số nhiệm vụ cần triển khai, Thủ tướng lưu ý Kiên Giang cần tăng tốc thứ hạng môi trường kinh doanh bởi đây là năm thứ 5liên tiếp PCI của Kiên Giang tụt hạng.

“Với định hướng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thì chất lượng môi trường chính là thứ tài nguyên vô giá”, Thủ tướng nói và yêu cầu Kiên Giang tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng môi trường, từ chất lượng nguồn nước cho đến đất đai và không khí phải thực sự tinh khiết và trong sạch, kiên quyết không phá vỡ môi trường, cảnh quan tự nhiên vì tầm nhìn ngắn hạn.

Đáng chú ý, Thủ tướng đặt mục tiêu Kiên Giang phấn đấu tự chủ ngân sách và có đóng góp cho trung ương bởi Kiên Giang hiện có nguồn thu ngân sách đứng thứ 3các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (sau Cần Thơ và Long An), là một trong số ít tỉnh có khả năng nhất của vùng.

Tại hội nghị, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác với các tổ chức, hiệp hội, nhà đầu tư và doanh nghiệp về đầu tư, phát triển trên một số lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch với tổng giá trị khoảng 150 ngàn tỉđồng; trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho khoảng 20 nhà đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 40 ngàn tỉđồng.

Trong khuôn khổ của hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành, Hãng hàng không Vietjet đã công bố kế hoạch khai thác 6đường bay đến và đi Phú Quốc. Theo đó, Vietjet có kế hoạch khai thác hai đường bay nội địa mới kết nối các điểm đến du lịch, đầu tư hấp dẫn là Phú Quốc - Đà Nẵng, Phú Quốc - Vân Đồn với tần suất 7chuyến khứ hồi/tuần từ cuối năm nay và giữa năm sau. Hai đường bay quốc tế mới là Phú Quốc - Thành Đô (Trung Quốc), Phú Quốc - Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ được khai thác 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ cuối năm 2019.

Đặc biệt, hai đường bay quốc tế mà Vietjet đang khai thác là Phú Quốc - Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc - Incheon (Seoul, Hàn Quốc) sẽ tăng tần suất lên lần lượt 6chuyến/tuần và 14 chuyến/tuần từ mùa đông năm nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mùa cao điểm tại Đảo Ngọc Phú Quốc.

Theo TTXVN/Tin tức
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang phát triển kinh tế nhưng không được phá vỡ môi trường