Qua quá trình phòng chống và ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, trong năm 2022 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xử lý 21 trường hợp vi phạm với tổng kinh phí 315 triệu đồng.

Thừa Thiên - Huế tổ chức hơn 50 đợt tuần tra chống khai thác IUU trong năm 2022

Võ Thế Nghĩa | 30/12/2022, 17:36

Qua quá trình phòng chống và ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, trong năm 2022 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xử lý 21 trường hợp vi phạm với tổng kinh phí 315 triệu đồng.

Ngày 30.12, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trong năm 2022, tại vùng biển Thừa Thiên - Huế quản lý các lực lượng thực thi pháp luật đã tổ chức hơn 50 đợt tuần tra, kiểm tra tàu cá để tuyên truyền, phòng chống và ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

z4000926579225_8cd9851fe09513e01050af69ee50c6e1.jpg
Lực lượng chức năng hỗ trợ địa phương nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức chuyên trách thực hiện công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có bờ biển dài 128km, có tổng diện tích vùng biển khoảng 20.000km2, có 5 cửa biển: Thuận An, Tư Hiền, Kiểng, Bình An và Lăng Cô là điều kiện thuận lợi cho tàu cá neo đậu, lên cá. Tuy nhiên, hầu hết các cửa biển đều cạn, biên độ thủy triều thấp (khoảng 0,5m) khiến việc ra vào cửa biển của tàu thuyền đánh cá cỡ lớn rất khó khăn, nguy hiểm, đặc biệt trước và sau thời gian có bão, gió mùa.

Toàn tỉnh hiện có 674 tàu cá đăng ký, trong đó tàu cá xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên là 431 chiếc, tàu cá có 14 chiếc từ 24m trở lên. Ngư trường khai thác hải sản của ngư dân Thừa Thiên - Huế hoạt động chủ yếu từ vĩ tuyến 140 bắc lên đến vịnh Bắc Bộ và ranh giới ngoài của vùng biển Việt Nam. Lao động khai thác hải sản xa bờ ước toàn tỉnh có khoảng 5.000 lao động.

Hiện nay, trên hệ thống dữ liệu tàu cá Quốc gia (VNFISHBASE) Thừa Thiên - Huế có 613 chiếc tàu cá đã đăng ký và cập nhật trên hệ thống. Số còn lại 61 chiếc vừa hoàn tất thủ tục đăng ký, đã cấp giấy phép khai thác thủy sản và đang cập nhật hoàn thiện lên VNFISHBASE trong tháng 12.2022. Tỷ lệ cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt tỷ lệ 99,5%, còn lại 03 chiếc chưa cấp phép do tàu đang nằm bờ cải hoán.

Tỷ lệ thực hiện đăng kiểm hiện nay đạt khoảng 96,6% (550/569) các loại tàu thuộc diện quy định phải đăng kiểm. Dữ liệu tàu cá thường xuyên cập nhật lên hệ thống VNFISHBASE hàng tuần, số còn lại khoảng gần 20 chiếc sẽ tiếp tục thực hiện thời gian tới và dữ liệu cập nhật lên hệ thống VNFISHBASE sẽ biến động.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 431 (tăng thêm 14 chiếc vừa mua của ngoại tỉnh về) tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) trong tổng số 431 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt, đạt 100% theo quy định.

Đầu năm 2022 đến nay, chỉ có 276 trường hợp tàu cá bị mất kết nối VMS dưới 06 giờ (Tổng cục Thủy thông báo sản 03 tàu, địa phương phát hiện 273 tàu). Nguyên nhân chính lỗi kỹ thuật về đường truyền của công ty cung cấp thiết bị và mất dòng điện nguồn đột xuất. Các trường hợp này Chi cục Thủy sản kịp thời phối hợp các nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ khắc phục ngay trên biển hoặc khi tàu về đến bờ. Đối với trường hợp kiểm tra tại cảng những tàu rời cảng cá không duy trì thiết bị VMS thì không giải quyết thủ tục ra biển khai thác.

Đến nay, tàu cá Thừa Thiên - Huế chưa từng vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài. Nên việc thực thi pháp luật đối với tàu cá vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài chưa đặt ra. Thừa Thiên - Huế tiếp tục tăng cường phòng ngừa tàu cá đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Trong năm 2022, tại vùng biển Thừa Thiên - Huế quản lý các lực lượng thực thi pháp luật đã tổ chức hơn 50 đợt tuần tra, kiểm tra tàu cá để tuyên truyền, phòng chống và ngăn chặn các tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Kết quả đã xử lý 21 trường hợp vi phạm nhỏ lẻ khác, xử phạt với tổng kinh phí hơn 315 đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên - Huế tổ chức hơn 50 đợt tuần tra chống khai thác IUU trong năm 2022