Sắt là yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu hemoglobin (Hb) trong máu, giúp mang oxy đến tất cả bộ phận của cơ thể. Và hầu hết phụ nữ bị thiếu hụt Hemoglobin do nhiều nguyên nhân, như mệt mỏi, căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và nhất là do mất máu thời kỳ kinh nguyệt.
Kết quả là, họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức rất nhanh. Do đó, việc tiêu thụ sắt là thực sự cần thiết. Bạn có thể bổ sung sắt bằng việc cung cấp những thực phẩm giàu chất sắt vào bữa ăn hằng ngày.
Gan
Phần thịt của các cơ quan trong cơ thể như gan, lòng, cổ, cánh và chân chính là một vài nguồn trong các nguồn cung cấp chất sắt heme tốt nhất. Không chỉ vậy, các loại thịt này còn bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin và các loại protein khác cho cơ thể.
Gan bò có lượng sắt cao rất đáng ngạc nhiên với hàm lượng 5mg mỗi miếng và lượng sắt này chiếm khoảng ¼ nhu cầu khoáng chất hằng ngày của một người phụ nữ trưởng thành.
Hàu
Nếu bạn là người thích ăn hàu thì đừng ngại ngần ăn thật nhiều loại hải sản dễ gây “thèm” này. Không chỉ có vị tươi ngon, hàu còn chứa hàm lượng sắt đáng kinh ngạc đấy! Những loài thân mềm với cấu tạo hai mảnh vỏ như sò, trai, hàu, mực chính là nguồn giàu các chất dinh dưỡng quan trọng (không chỉ chứa sắt mà còn chứa kẽm và vitamin B12).
Các loại ngũ cốc
Một ly ngũ cốc ngon lành để bắt đầu bữa sáng quả là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Thay vì loại ngũ cốc thông thường, bạn có thể chọn ăn loại ngũ cốc tăng cường để hấp thụ đủ lượng sắt cơ thể cần.
Khi mua ngũ cốc, bạn hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng để biết sản phẩm chứa bao nhiêu hàm lượng sắt có trong mỗi khẩu phần. Bạn nên dùng nhiều loại cung cấp từ 90–100% giá trị sắt thiết yếu được khuyến nghị hàng ngày cùng với các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác như chất xơ, kẽm, canxi và vitamin B.
Hạt bí ngô
Một chén hạt nguyên chất chứa hơn 2mg chất sắt và bạn có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Các loại hạt mang lại vị tuyệt vời khi dùng chúng để nấu hỗn hợp bánh mì. Ví dụ như chúng được dùng để làm bánh mì hay các công thức nấu nướng bánh muffin hoặc như món salad giòn. Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn cũng có thể ăn loại hạt bí ngô nướng không muối bán sẵn ở các cửa hàng.
Đậu phụ
Đối với những người ăn chay, đậu phụ cũng rất giàu chất sắt. Chỉ cần một nửa cốc đậu phụ, bạn cũng có thể cung cấp khoảng 1,82 mg chất sắt cho cơ thể.
Cải bó xôi (rau bina)
Loại rau xanh lành mạnh này chắc chắn sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự thiếu sắt của cơ thể. Bạn sẽ cung cấp cho cơ thể 2,7 mg sắt bằng cách chỉ ăn 100 g rau bina.
Chocolate đen và bột ca cao
Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp.
Cà chua
Cà chua là loại quả vô cùng quen thuộc trong các món ăn hàng ngày của mọi gia đình. Loại quả này rất giàu vitamin C, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất sắt. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa lycopene và vitamin E, đây là những thành phần tốt cho tóc và làn da của chúng ta.
Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến là loại rau củ mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thiếu máu. Loại củ này có chứa hàm lượng sắt cao, tham gia vào quá trình sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Một khi được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ cung cấp được nhiều lượng oxy hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Bổ sung củ cải đường vào chế độ ăn hàng ngày là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu.
Lưu ý khi sử dụng những thực phẩm bổ máu
Khi sử dụng những loại thức ăn bổ máu, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:
- Cung cấp vitamin C song song để hấp thụ sắt vào cơ thể dễ hơn.
- Không dùng trà hay cà phê trong khi ăn vì phenol trong trà và cà phê ngăn cản hấp thụ sắt.
- Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt cùng lúc với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khác gây ức chế sắt (làm giảm sự hấp thụ sắt) như sữa (canxi), ngũ cốc (phytates), đậu nành và râu chân vịt (oxalate).
Thu Thủy (t/h)