Ngày 24.10 đã diễn ra Hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM” do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức.
Giáo dục

Thực trạng mất cân bằng giới trong lựa chọn ngành kỹ thuật - công nghệ

Tú Viên 23:11 24/10/2024

Ngày 24.10 đã diễn ra Hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM” do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức.

Phát biểu tại chương trình, bà Trần Thúy Anh, cán bộ Chương trình Phụ nữ, Hòa bình và An ninh - Chuyên gia UN Women, cho biết hiện nay thế giới phát triển rất nhanh nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ mở ra cơ hội phát triển về các ngành nghề xã hội tuy nhiên sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực này còn hạn chế.

Cụ thể, báo cáo tiến độ năm 2022 của Liên Hợp Quốc về Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (mục tiêu Bình đẳng giới) cho thấy phụ nữ chỉ tham gia 20% công việc trong lĩnh vực STEM trên toàn cầu, tại Việt Nam tỷ lệ này còn thấp hơn.

"Mong rằng hội thảo lần này sẽ là cuộc đối thoại cởi mở về những thách thức mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt khi bước vào các lĩnh vực STEM và quan trọng nhất là những cơ hội phía trước để trao quyền cho họ phát triển trong các lĩnh vực có nhu cầu cao này", bà Trần Thúy Anh kỳ vọng.

vbm.jpg
Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, phụ nữ chỉ tham gia 20% công việc trong lĩnh vực STEM trên toàn cầu, tại Việt Nam tỷ lệ này còn thấp hơn

Tại phần tham luận, đại diện Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học Cao đẳng Việt Nam – PGS.TS Nguyễn Tiến Đông, Trưởng Ban Công nghệ và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Thái Tổ đã có bài tham luận chi tiết về chủ đề “Mất cân bằng giới trong tuyển sinh ngành kỹ thuật – công nghệ”. Bài tham luận của PGS.TS Nguyễn Tiến Đông cung cấp góc nhìn toàn diện về thực trạng nữ giới chiếm tỷ lệ thấp trong các ngành kỹ thuật – công nghệ, vốn được xem là nhóm ngành trụ cột của sự phát triển kinh tế và công nghiệp hiện đại.

Tham luận đưa ra khuyến nghị cần thiết về việc tăng cường hợp tác song phương và đa phương giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, để xây dựng các chương trình toàn diện, thúc đẩy sự tham gia và thành công của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực STEM.

Các chương trình cần hướng đến việc tạo ra môi trường học tập và làm việc thân thiện, thúc đẩy nữ giới tham gia các ngành nghề kỹ thuật – công nghệ, đồng thời xóa bỏ các định kiến và rào cản xã hội, nhằm đạt được sự bình đẳng giới thực chất trong lĩnh vực này.

Trong phần thảo luận nhóm, TS Lê Ánh Dương - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng cơ chế chính sách và có thông tư hướng dẫn cụ thể thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái vào các ngành STEM. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên hiểu rõ về STEM để cùng chung tay giáo dục hướng nghiệp đúng. Bên cạnh đó, về công tác truyền thông cũng cần truyền thông mạnh cho toàn xã hội nhận thức được đúng bản chất của ngành và nhu cầu xã hội”.

Trả lời câu hỏi tại sao trong những năm gần đây, số lượng học sinh lựa chọn những khối ngành kỹ thuật ít hơn những khối ngành khác TS. Nguyễn Ngọc Linh, Vụ Giáo dục - Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, việc các em học sinh chưa tiếp cận được các thông tin nghề nghiệp là trách nhiệm của các cơ quan quản lý vì chưa cung cấp được hệ thống thông tin để các em học sinh hiểu được các giá trị, những khó khăn của ngành nghề để đưa ra lựa chọn nghề nghiệp nhất là những ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều 3.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực trạng mất cân bằng giới trong lựa chọn ngành kỹ thuật - công nghệ