Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174 ngày 30.11.2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1.1 đến hết ngày 30.6.2025.
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng doanh nghiệp (DN) đang rất khó khăn, những thứ ngân sách vẫn “chiếm dụng” của doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng (VAT), cần hoàn lại thật nhanh.
Doanh nghiệp chờ tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) như "nắng hạn chờ mưa" nhưng để “tiền về đến tay” là một quá trình không đơn giản, và ngành thuế cũng có những nỗi lo về rủi ro trách nhiệm.
Thuế GTGT giảm sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, từ đó tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đóng góp cho phát triển khu vực dịch vụ, tiếp sức cho nhà sản xuất.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% sẽ giúp giảm giá bán hàng hóa dịch vụ, kích cầu tiêu dùng. Còn với doanh nghiệp, nó sẽ giúp giảm chi phí đầu vào, kích thích sản xuất.
Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Chính phủ đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) theo trình tự, thủ tục rút ngọn, trình và thông qua tại một kỳ họp vào tháng 5 tới.
Nhiều ý kiến cho rằng cơ quan quản lý có thể giảm tới 100% thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) với xăng. Về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính đã lên tiếng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ giao cơ quan này nghiên cứu để trình Quốc hội giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT với xăng dầu tại kỳ họp tới.
Trong trường hợp tiếp tục có biến động về giá xăng dầu, có thể xem xét cắt giảm một số loại thuế và Chính phủ có đề xuất thuế VAT thuộc thẩm quyền của Quốc hội, thuế nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Chính phủ.