Mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc (tiền vốn không phải là vấn đề quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc), thời gian và công sức, nhưng các công ty công nghệ Trung Quốc hiện vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ.
Chất bán dẫn là nền tảng của công nghệ hiện đại. Những linh kiện nhỏ bẻ này đóng một vai trò giống như bộ não xử lý dữ liệu trong hàng loạt các sản phẩm công nghệ, từ máy tính cá nhân đến smartphone, ô tô hay thậm chí cả tàu vũ trụ. Chính vì vậy, các cường quốc công nghệ vẫn luôn coi trọng việc phát triển nền tảng chất bán dẫn.
Vào những năm 1970, Trung Quốc có thể sánh ngang với Mỹ và các nước phương Tây trong lĩnh vực chất bán dẫn. Nhưng quốc gia đông dân nhất thế giới này đang ngày càng thụt lùi. Thương chiến Mỹ - Trung đã phơi bày những điểm yếu trong việc phát triển công nghệ bán dẫn của Trung Quốc.
Mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc (tiền nong vốn không phải là vấn đề quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc), thời gian và công sức, nhưng các công ty công nghệ Trung Quốc hiệnvẫn hoàn toàn phụ thuộc vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ. Nhập khẩu chip hàng năm của Trung Quốc đã vượt qua cả dầu thô, để đạt mức 312 tỉ USD trong năm 2018.
Ông Zhou Zhiping, giáo sư từ Đại học Bắc Kinh, người có buổi trả lời phỏng vấn với South China Morning Post về vấn đề này,đã dành gần 50 năm cuộc đời mình trong lĩnh vực bán dẫn.
Ông Zhou cho biết: “Từ những năm 1970, tại Trung Quốc đã có một khẩu hiệu khuyến khích phát triển ngành công nghiệp điện tử. Khi đó định luật Moore mới ra mắt một thời gian ngắn, nên Trung Quốc không bị tụt hậu so với các nước phương Tây. Vào thời điểm đó, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư và xây dựng 10 dây chuyền sản xuất mạch tích hợp với công nghệ từ nước ngoài”.
“Từ năm 1993 đến năm 2005, tôi làm việc 12 năm tại Viện Công nghệ Georgia ở Mỹ. Khi trở về Trung Quốc lần đầu vào năm 1996, tôi thấy các dây chuyền sản xuất mạch tích hợp không có nhiều thay đổi so với năm 1970”.
Nay đã có thể sản xuất các mạch tích hợp trên tấm nền silicon với quy trình 14nm tại Trung Quốc. Tuy nhiên các công ty Mỹ và Đài Loan đã bắt đầu sản xuất trên tiến trình 7nm, thậm chí là đã nghiên cứu tiến trình 5nm. Tức là họđã đi trướcít nhất 2 đến 3 thế hệ.
“Trung Quốc có thể bắt kịp thế giới, nhưng trước hết phải giải quyết những vấn đề bao trùm toàn bộ hệ sinh thái và chuỗi cung ứng của toàn ngành. Tôi cho rằng cần ít nhất là 5-10 năm nữa để thu hẹp khoảng cách”.
Nhận định của giáo sư Zhou càng cho thấy các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn đang phải phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn, chip xử lý hoặc chip nhớ từ nước ngoài. Mà ngay cả khi có thể tự sản xuấtthì công nghệ của Trung Quốcđang rất lỗi thời.
Hồi tháng 6,Reutersđưa tin một số tờ quảng cáo được niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khoán cho các công ty sản xuất chip tại Trung Quốc đã thẳng thừng chỉ trích nền công nghiệp nước này, mô tả tình hình công nghiệp hiện nay là “khálạc hậu”, “thiếu nhân tài”, “đòi hỏi một thời gian dài để theo kịp các nước khác”.
Trong khi các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phải mất hàng thập kỷ để phát triển chuyên môn công nghệ bán dẫn cho nhân viên trong công ty họ thì Trung Quốc, vừa liên tục than phiền về sự thiếu hụt nhân tài, vừa liên tục tìm cách tuyển dụng nhân lực ở nước ngoài, đặc biệt là từ Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên việc này không phải lúc nào cũng thành công.
Gu Wenjun - nhà phân tích trưởng của công ty tư vấn ICWise có trụ sở tại Thượng Hải nhận định, so với những hạn chế về thiết bị, vật liệu hay nhân lực thì điều mà Trung Quốc thiếu nhiều hơn là sự hiểu biết về ngành này.
Tóm lại, "đây là một ngành công nghiệp đầy thách thức, phụ thuộc nặng vào sự tích lũy công nghiệp dài hạn. Trung Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc đua đường trường trong ít nhất 1 thập niên vốn cũng mất mát nhiều thứ dọc đường đua",South China Morning Post trích dẫn đánh giá củaông Jay Huang Jie, đối tác sáng lập công ty Jadestone Capital và cựu giám đốc quản lý Intel ở Trung Quốc trong một bài viết hồi tháng 5.
Tháng 3.2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố ngành công nghiệp chất bán dẫn đứng đầu trong 10 ngành công nghiệp mà Bắc Kinh muốn tập trung phát triển trong chiến lược "Made in China 2025" (sản xuất tại Trung Quốc năm 2025). Ban lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu ngành công nghiệp bán dẫn phải đạt 305 tỉ USD về đầu ra vào năm 2030 và đáp ứng 80% nhu cầu nội địa. Trong khi năm 2016, các con số này lần lượt chỉ 65 tỉ USD và 33%.