Các nhà khoa học Thuỵ Sĩ đã thiết kế được bộ phận chân giả với 4 điện cực được cấy nối vào dây thần kinh xương chày (tibial nerve), cho phép người dùng cảm thấy mỗi khi chân giả chạm đất hoặc gập đầu gối khi đi bộ, đồng thời có thể leo cầu thang nhanh hơn 30% và giảm nguy cơ té ngã.

Thuỵ Sĩ phát triển chân giả cảm nhận được như thật

Vũ Trung Hương | 04/10/2019, 07:08

Các nhà khoa học Thuỵ Sĩ đã thiết kế được bộ phận chân giả với 4 điện cực được cấy nối vào dây thần kinh xương chày (tibial nerve), cho phép người dùng cảm thấy mỗi khi chân giả chạm đất hoặc gập đầu gối khi đi bộ, đồng thời có thể leo cầu thang nhanh hơn 30% và giảm nguy cơ té ngã.

Theo The Daily Mail, hiện tại y học đã phát triển được các loại chân tay giả tiến bộ hơn nhiều so với thế kỷ 20, nhưng vẫn có thiếu sót lớn là chúng không thực sự là một phần của cơ thể một ai đó. Ví dụ, chân giả không cho phép người dùng cảm thấy chúng, vì vậy, có nguy cơ bị ngã liên tục,luôn cần phải tập trung và để mắt đến vị trí của chân mọi lúc.

Bây giờ các nhà nghiên cứu đã giải quyết vấn đề, cho phép mọi người cảm thấy mỗi khi chân giả chạm đất hoặc gập đầu gối khi đi bộ. Các nhà khoa học tại Đại học công nghệ ETH Zurich Thụy Sĩ, đã phát triển một bộ phận chân giả cho phép người dùng cảm thấy khi bộ phận giả chạm đất hoặc uốn cong ở khớp gối.

Bộ phận giả gửi tín hiệu điện đến 4 điện cực được cấy nối vào dây thần kinh xương chày (tibial nerve) của bệnh nhân. Các điện cực ở chân nhận qua Bluetooth các tín hiệu được phát ra từ các bộ cảm biến trong chính bộ phận chân giả (một trong các bộ cảm biến được đặt ở đầu gối và phát tín hiệu về sự uốn gập).

Thông thường, dây thần kinh này nhận tín hiệu đến từ phần dưới chân. Các nhà khoa học cũng đã sử dụng cơ chế này bằng cách kết nối chân giả với cơ thể con người. Qua thử nghiệm, bộ phận giả mới hoạt động tốt ở 3 bệnh nhân bị cắt cụt chân ở bên trên đầu gối. Bộ phận giả cho phép họ leo cầu thang nhanh hơn 30% và giảm nguy cơ té ngã.

Các nhà phát triển nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên họ kết nối được giữa chân giả và cơ thể người trong những ca cắt cụt chân được thực hiện ở phần bên trên đầu gối. Kết quả là mọi người đã trở nên dễ dàng hơn khi di chuyển trên một bề mặt không bằng phẳng, trong khi không cần nhìn vào dưới chân họ. Các thử nghiệm cho thấy việc kích hoạt hệ thống điện cực cho phép các tình nguyện viên tham gia cảm nhận được những viên đá sỏi dưới chân; họ chỉ cảm thấy áp lực, tình trạng rung và ngứa ran ở 27 khu vực của chân trong 5% trường hợp.

Bình luận về thành tựu này, tiến sĩ Bryce Dyer, một chuyên gia về kỹ thuật y sinh từ Đại học Bournemouth, cho rằng trong tương lai điều đó sẽ cho phép thiết kế các chi nhân tạo hiệu quả hơn, tốt hơn cho các công việc hàng ngày và giảm nguy cơ tai nạn.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuỵ Sĩ phát triển chân giả cảm nhận được như thật