Việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước

Sơn Lam | 25/10/2023, 10:53

Việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Sáng nay (25.10), Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước. Đây là tên gọi mới của Luật Căn cước công dân theo đề nghị của Chính phủ.

Đổi tên Luật Căn cước không phát sinh chi phí

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, UBTVQH nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước.

Ông Tới cho rằng việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Điều này cũng phù hợp với bản chất, mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước và phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số. Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo luật là phù hợp, bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân.

Về thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước, ông Lê Tấn Tới cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ về thông tin được bổ sung nhằm bảo đảm tính bảo mật thông tin.

qh.jpeg
Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước

Theo UBTVQH, để triển khai Đề án 06 thì việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết.

Ngoài ra, dự thảo luật quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại điều này có 7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp nếu các trường thông tin này chưa có hoặc chưa đầy đủ.

Tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, theo ông Lê Tấn Tới, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành, chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp; cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên thẻ căn cước.

Về vấn đề này, UBTVQH cho hay, các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

qh-2.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin; bổ sung quy định cụ thể về thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước, bảo đảm phù hợp và khả thi.

Mốc thời gian 31.12.2024 chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng

Về hiệu lực thi hành, ông Lê Tấn Tới cho biết, trên cơ sở báo cáo, đề nghị của Ban soạn thảo, UBTVQH thấy rằng cơ bản đến ngày 1.7.2024, các quy định của luật có thể triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan cũng như việc sắp xếp, điều chỉnh đơn vị hành chính trong thời gian tới; không có nội dung nào cần phải quy định có hiệu lực trước.

Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát và đầu tư cơ bản, có hiệu quả, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật để việc khai thác, sử dụng ứng dụng định danh quốc gia đạt hiệu quả.

Về quy định chuyển tiếp, hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 bộ, ngành và 63 địa phương; việc kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện. Vì vậy, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31.12.2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước