Đối với nhiều phụ nữ nội trợ, ngoài con cái thì vấn đề chi tiêu sinh hoạt trong gia đình luôn là đề tài được đem ra bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Đặc biệt, khi vật giá leo thang mỗi ngày, mà đồng lương có hạn nên bài toán chi tiêu lại càng khiến các chị em đau đầu.

‘Tiền chồng, tiền vợ’ trong hôn nhân, làm sao để cân bằng và hài hòa?

Thùy Vân | 26/11/2019, 20:45

Đối với nhiều phụ nữ nội trợ, ngoài con cái thì vấn đề chi tiêu sinh hoạt trong gia đình luôn là đề tài được đem ra bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Đặc biệt, khi vật giá leo thang mỗi ngày, mà đồng lương có hạn nên bài toán chi tiêu lại càng khiến các chị em đau đầu.

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện bài chia sẻ của một ông chồng cứ tưởng vợ cho tiền "trai" nhưng khi nhìn bảng thống kê chi tiêu thịt cá, mắm muối 20 triệu/tháng của cô vợ trẻ khiến anh chồng "đau điếng'. Bài chia sẻ gây xôn xao…. trong giới các bà nội trợ.

Bài chia sẻ có đoạn:

“Lâu nay cứ tưởng vợ cho tiền “trai”, cuối tháng vợ ném cho phát như này đau điếng. Hỏi sao cuối tháng đi vay tiền. Chi tiêu tháng 10.2019 có 20 triệu chứ mấy. Cũng chỉ cơm cá thịt (canh, rau, trứng… nhà trồng được), nhu yếu phẩm bình thường chứ không phải sơn hào hải vị gì cả mà không phải ít tiền đâu các ông bố ạ. May là vợ nhà mình không một chút son phấn, nước hoa hay thời trang gì hết mà còn choáng. Vậy nên mình thật sự cảm phục vợ chồng nào thu nhập dưới 10 triệu mà vẫn thu xếp được cuộc sống và con cái đó”.

Người viết bài này một lần đi mua đồ sáng, đến hàng khoai luộc của người đàn bà trung niên người Bắc, phát âm “nội’’ thành “lội”, ngay lúc đó cũng có một anh người Nam trong bộ đồ dân văn phòng, áo sơ mi xanh nhạt, quần đen, mua một củ khoai, người bán hàng đặt củ khoai lên cân điện tử, sau đó gói củ khoai và nói 17 nghìn, anh chàng đưa 7 nghìn và đi, bà bán hàng lại nhấn mạnh gọi giật lại, 17 nghìn. Anh chàng nhăn mặt bảo: trời, củ khoai mà 17 nghìn rồi đưa thêm mười nhìn mất hút không nhìn lại.

Bà bán hàng “rủa” một câu: đấy, với cái kiểu suy nghĩ đó một tháng đưa cho vợ mươi, mười lăm triệu chi tiêu cho đại gia đình con cái, tưởng to lắm mà đâu biết giá cả leo thang, đồng tiền mất giá, vợ phải căng não lên để suy nghĩ chi tiêu…

Từng chứng kiến 2 câu chuyện của người quen, người viết bài này chỉ kể ra đây cho chúng ta suy nghĩ.

Lam là cô gái Bắc, làm văn phòng cho một công ty truyền thông, cô kết hôn với anh chồng người miền Nam. Lấy nhau sau đó cô có con ngay. Ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn sắp xếp công việc qua mạng.

Mỗi tháng chồng sẽ đưa cho Lam một khoản rất nhỏ lo ăn uống trong nhà, tiền đó nếu tính ra không đủ tiền để mua đồ ăn trong ngày cho chồng cô. Còn tất tật những chi tiêu mắm muối dưa cà, đối nội đối ngoại, ra Bắc vào Nam, cô đều phải tự mình xoay sở, còn chồng cô có bao nhiêu tiền tiết kiệm, mỗi tháng kiếm được bao nhiêu, Lam đều không rõ vì anh chưa bao giờ minh bạch với cô…

Và câu chuyện của chị H, gần nhà lấy chồng xong cũng sinh con ngay, vì muốn lo cho con nên chị xin nghỉ việc ở nhà gia công đồ và chăm con, tiền gia công cũng không nhiều, nên mỗi ngày chồng “phát” cho chị 300 nghìn tiền chợ, còn tiền học của con thì lúc đưa một ít lúc không đưa. Chỉ phải tằn tiện chi tiêu trong số tiền ít ỏi đó và dành dụm tiền mình làm để lo đám tiệc, lúc ốm đau…

Chị H cho rằng, đúng là chị không phải ra đời bon chen kiếm tiền ngày đêm như chồng, không phải lo cái ăn cái mặc mỗi ngày, nhưng ở nhà tất bật với 2 đứa con và khoản chi tiêu 200 nghìn tiền chợ cũng khiến chị căng đầu. Nhưng có một điều khiến chị H, không chịu nổi, đó là mỗi lần vợ chồng cãi nhau, chồng chị luôn nói một câu: Cô không đi làm ở ngoài nên không thể biết người đi làm kiếm tiền cực khổ thế nào đâu. Và lần nào, sau câu nói đó của chồng, chị H chỉ biết im lặng và nuốt nước mắt vào trong.

Phụ nữ thường hay tự hỏi, tại sao sau khi kết hôn, họ đầu tắt mặt tối lo cho chồng con, ngày càng khép lại các mối quan hệ bạn bè, ít ra ngoài vào buổi tối, ít các cuộc tụ tập, những buổi rong ruổi mua sắm, về đến nhà thì đầu tắt mặt tối, vậy mà mỗi lần cãi nhau với chồng chỉ biết quay mặt để giấu những giọt nước mắt.

Cũng có người nói, đàn ông mà có tiền sẽ dễ sinh hư. Còn người vợ mà không quản được tiền càng tạo điều kiện để đàn ông nuôi bồ nhí bên ngoài.

Tóm lại, thiết nghĩ, vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề tiền nong ở mỗi gia đình đó là các cặp vợ chồng cần xác định ngay từ đầu, sau khi kết hôn, giá trị đóng góp của mỗi cá nhân phải được tính là ngang nhau, tiếng nói của tôi và anh/em là như nhau.

Cũng cần phân tích rõ thế mạnh hay sở trường của mỗi cánhân trên các phương diện: Khả năng quản lý tài chính, khả năng đối nội đối ngoại, khả năng giáo dục con cái, khả năng cân bằng các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với cha mẹ và con cái... để từ đó quyết định ai là người có quyền quản lý tiền bạc trong gia đình.

Theo các chuyên gia, quản lý tài chính luôn là chuyện đau đầu của mỗi gia đình thời hiện đại. Không khéo một chút là gia đình trở nên xáo trộn ngay. Minh bạch tài chính và có trách nhiệm về tài chính vì thế trở thành yếu tố tối cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Thay vì quan niệm ‘tiền anh, tiền tôi”, các gia đình nên giải quyết vấn đề tài chính gia đình theo hướng “tiền chúng ta”.

Theo kinh nghiệm của không ít gia đình hạnh phúc thì: Để cân bằng, hai vợ chồng có thể đóng góp một khoản tiền nhất định vào quỹ chung hàng tháng. Tiền này dùng để trang trải chi tiêu thường nhật, biếu tặng cha mẹ hai bên và trích gửi tiết kiệm để dành cho những dự định sau này (sinh con, chăm con, mua nhà, du lịch…) cũng như các sự cố (đau ốm, tai nạn…). Ngoài quỹ chung này, trên cơ bản tiền còn lại mỗi người xài theo ý thích nhưng cần tham khảo bạn đời trước những khoản chi lớn.

Tất cả những tính toán trên cần có sự nhất trí của cả hai, tránh áp đặt gây mất đoàn kết nội bộ. Suy cho cùng thì tiền bạc, tài sản có được từ khi mối quan hệ vợ chồng được thiết lập là của cải chung nên chuyện phân biệt tiền anh, tiền em là điều không nên. Những lời than vãn về cái gọi là quỹ đen sẽ không có cơ hội mọc lên nếu hai vợ chồng có sự bàn bạc, thống nhất ngay từ đầu.

Trong cuộc sống gia đình, yêu thương, trân trọng nhau là điều quan trọng nhất. Và minh bạch tài chính là cách để vợ chồng chia sẻ, hiểu rõ, yên tâm về nhau, từ đó càng trân quý tấm lòng, ý nghĩa sống của nhau hơn.

Anh Khuê
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Tiền chồng, tiền vợ’ trong hôn nhân, làm sao để cân bằng và hài hòa?