Liên quan đến đề nghị thu hồi dự án sản xuất giấy của một doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại tỉnh Tiền Giang mà Một Thế Giới đã thông tin, bà Nguyễn Hồng Thủy, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết đang chờ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà đầu tư.

Tiền Giang vẫn lửng lơ chuyện làm nhà máy giấy

Trung Chánh | 27/12/2016, 17:25

Liên quan đến đề nghị thu hồi dự án sản xuất giấy của một doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại tỉnh Tiền Giang mà Một Thế Giới đã thông tin, bà Nguyễn Hồng Thủy, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết đang chờ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà đầu tư.

Mới đây, PGS-TS Lê Trình (Phó chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam)đã đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang cho thu hồi dự án nhà máy giấy Đại Dương. Lý do được ông Trình nêu ra bởiđây là dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường rất cao.

Cụ thể, dự án có lưu lượng xả thải rất lớn (theo Sở Tài nguyên - Môi trườngTiền Giang là khoảng 5.000m3/ngày đêm) và có thể cao hơn khi tăng công suất; nước thải chứa thành phần ô nhiễm rất nguy hại đối với sức khỏe, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

“Ngoài những ô nhiễm thông thường (độ đục, chất hữu cơ…), nước thải công nghiệp giấy còn có thể chứa các hợp chất clo hữu cơ bền vững, có độc tính cao. Nếu dùng clo để tẩy trắng giấy, có thể tạo ra các dioxin – hóa chất có khả năng gây dị dạng, quái thai, ung thư. Dù có hàm lượng nhỏ, nhưng với độ bền cao trong môi trường, chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến con người, thủy sản”, ông Trình cho biết.

Theo ông Trình, các thành phần chất rắn lơ lửng, độ đục và các chất hữu cơ…cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nhất là khi xảy ra sự cố nước thải, sẽ chuyển về lưu vực sông Tiền – nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản và du lịch của hàng triệu dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An…

“Nước thải khi đã tràn vào sông sẽ là thảm họa môi trường vì khả năng tự làm sạch của sông không lớn, nhiều chất độc có khả năng tồn lưu lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thủy sản, du lịch và nông nghiệp – những ngành kinh tế chính của các tỉnh này”, ông Trình cho biết.

“Ai sẽ chịu trách nhiệm với Nhà nước và nhân dân các tỉnh trong vùng? Không thể đổi môi trường, sức khỏe, kinh tế lấy đầu tư loại hình công nghiệp này”, ông Trình nhấn mạnh.

Liên quan đến bức tâm thư được PGS-TS Lê Trình, Phó chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam gửi đến Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Tiền Giang với đề xuất thu hồi dự án sản xuất giấy của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (doanh nghiệp Đài Loan), bà Thủycho biết đã chuyển bức tâm thư qua UBND tỉnh.

“Còn xử lý thế nào thì phải chờ xem xét ĐTM”, bà Thủy nói. Theo bà, địa phương cũng đã có yêu cầu nhà đầu tư làm báo cáo ĐTM, sau đó sẽ đưa ra hội đồng, có chuyên gia thẩm định ĐTM. Tất cả các dự án trên địa bàn tỉnh đều phải tuân thủ các quy định pháp luật. Chẳng hạn, với quy định lập ĐTM, thì cũng thực hiện theo quy định, đúng pháp luật về môi trường.

Trong khi đó, liên quan đến việc UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các sở ngành của địa phương này nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh về việc xin khai thác nước mặt và xử lý nước thải của dự án nhà máy giấy Đại Dương, theo bà Thủy, hiện vẫn chưa làm xong vì đây là công việc quá khó.

         
   

Như Một Thế Giới đã thông tin, ngày 15.3.2016, Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư số 4388855258 cho dự án Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự án chuyên sản xuất các loại giấy duplex, giấy kraft, giấy gia dụng… Vốn đầu tư cho dự án là 220 triệu đô la Mỹ với diện tích là 227.530m2. Dự kiến tháng 8.2017 dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

   
Huỳnh Trung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền Giang vẫn lửng lơ chuyện làm nhà máy giấy