Sáng nay, 1.3, tại tòa soạn báo điện tử Một Thế Giới, tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng (Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có buổi trao đổi về một số vấn đề thời sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước .

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: Việt Nam đủ khả năng kiếm giải Nobel Y học nếu biết khai thác tính đa dạng sinh học

Anh Tú | 01/03/2017, 15:46

Sáng nay, 1.3, tại tòa soạn báo điện tử Một Thế Giới, tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng (Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có buổi trao đổi về một số vấn đề thời sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước .

Trong buổi nói chuyện với Ban biên tập và các phóng viên của báo điện tử Một Thế Giới, tiến sĩ Nguyễn VănLạng đã đề cập đến nhiều vấn đề thời sự nóng hổi của tình hình kinh tế - xã hội và các gợi mở cho con đường phát triển của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực khoa học.

Trên cơ sở phân tích lợi thế quốc gia để hình thành chiến lược phát triển quốc gia, ông Lạng cho rằng với 3 lợi thế: con người;vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế trong một châu Á năng động; tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú với đa dạng sinh học cao và nền nông nghiệp nhiệt đới và hàng ngàn km bờ biển,ông Lạng cho rằng Việt Nam cần phải tập trung phát triểncông nghệ sinh họcđể phục vụcho nền nông nghiệp chất lượng cao và nền y tế.

Theo ông Lạng, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao sẽ mang lại thương hiệu, lợi nhuận nhiều cho Việt Nam hơn là việc sản xuất nông nghiệp chạy theo số lượng như hiện giờ. Ngoài ra, để tận dụng tối đa lợi thế của mỗi vùng miền thì nên quy hoạch phát triển mô hình nông nghiệp cho từng khu vực, có như vậymới tạo ra sự chuyên môn và nâng cao hiệu quả. Với sự đa dạng sinh học cao,Việt Nam rất có lợi thế nếu biết tận dụng tiềm năng này tronglĩnh vực y tế. Ông lấy dẫn chứng Việt Nam hiện giờ có hàng trăm ngàn thầy thuốc dân gian, hàng vạn loại cây thuốccũng như vô số các bài thuốc dân tộc rất hiệu quả trong điều trị nhưng chưa được thế giới biết đến. Nếu có thể tập hợp được đội ngũ này, có chính sách để phát triển nền y học dân tộc thì đó là điều có lợi cho không chỉ nền công nghiệp dược Việt Nam mà còn tạo cú hích cho nền khoa học Việt Nam. Thậm chí, ông Lạng còn khẳng định nếu giải Nobel y học từng được trao cho một nhà nghiên cứu y học và dược liệudân gian Trung Quốc thì Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng giànhgiải Nobel về y học nếu biết khai thác đúng lợi thế và tiềm năng.

Trong lĩnh vực giáo dục, ông Lạng cho rằng dân tộc Việt Nam được coi là một trong 10 dân tộc thông minh nhất thế giới và con người chính là tiềm năng quan trọng nhất để Việt Nam phát triển. Nhưng bất cập hiện nay là công tác giáo dục đào tạo khi hệ thống giáo dục đại học mở rộng nhanh mà chất lượng không bảo đảm; đất nước có hàng triệu cử nhân, cả trăm ngàn thạc sĩ, tiến sĩ song những người thực sự làm việc được thì lại không nhiều. Ông Lạng tin rằng nếu thay đổi cách làm giáo dục, chọn chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, tập trung phát triển công nghiệp phần mềmthì Việt Nam sẽ có một đội ngũ chất xám giàu tiềm năng, thậm chí còn có thể xuất khẩu ra thế giới như xuất khẩu lập trình viên. Hiện trong khi xuất khẩu lao động Việt Namchủ yếu là lao động giản đơn, ít tích lũy được kinh nghiệm và nguồn thu, thì Trung Quốc xuất khẩu hàng triệulập trình viên, lập trình viên Ấn Độ tràn ngập Thung lũng Silicon ở Mỹ.

Một tiềm năng khác được ông Lạng đề cập là vị trí địa lý và thiên nhiên Việt Nam. Với lợi thế 3.000km bờ biển và những bãi biển đẹp nhất khu vực, ông Lạng cho rằng con số 10 triệu lượt du khách đến Việt Nam mỗi năm vẫn còn rất khiêm tốn. Mặt khác, các cảng biển Việt Nam sẽ là những cảng trung chuyển sầm uất khi rất nhiều tàu vận chuyển qua khu vực Biển Đông, nếu được đầu tư và vận hành tốt.

Một vấn đề được ông Lạng nêu ra như điều then chốt cho phát triển kinh tế vùng miền ở Việt Nam là cơ sở hạ tầng. Theo ông Lạng, cần phải đầu tư cho hệ thống đường sắt, không chỉ nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam để cải thiện tốc độ vận chuyển hàng hóa mà còn phải phát triển hệ thống nhánh dẫn ra các vùng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Ưu điểm của đường sắt là vận chuyển được khối lượng lớn, giá thành thấp và giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ, nhưng mấy chục năm qua đã không được đầu tư phát triển tương xứng.Đường bộ có được quan tâm nhưng lại không tập trung đủ cho tuyến đường bộ xương sống, huyết mạch là quốc lộ 1.

Ông Lạng cũng đề cập đến các vấn đề về trọng dụng nhân tài, khuyến khích khởi nghiệp, hòa nhập với thế giới ngay trong môi trường giáo dục... là những chìa khóa để biến Việt Nam thành một quốc gia thành công trong tương lai.

Sau buổi nói chuyện, nhà báo Hoàng Đại Thanh (Tổng biên tậpbáo điện tử Một Thế Giới) đãtặng hoa vàgửi lời cảm ơn đến ông Nguyễn Văn Lạng.

MTG
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: Việt Nam đủ khả năng kiếm giải Nobel Y học nếu biết khai thác tính đa dạng sinh học