Trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu thị trường về nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tiếp tục được nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự.

Tiêu chí nào cho nhân lực ngành CNTT trong cách mạng công nghiệp 4.0?

tuyetnhung | 11/04/2017, 19:26

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu thị trường về nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT) sẽ tiếp tục được nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự.

Theo đó, để hỗ trợ doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về xu thế tuyển dụng sẽ diễn ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những kĩ năng cần thiết của các nhân sự CNTT sẽ được phân tích từ góc nhìn một công ty tuyển dụng nhân sự quốc tế và góc độ của cơ quan quản lý nhà nước trong Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0 được tổ chức vào ngày 11.4.

Giáo sư Klaus Schwab - nhà sáng lập và đồng thời là Chủ tịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới - cho rằng, Việt Nam là một trong những nước có thị trường nhân lực CNTT năng động và đang có xu hướng tăng mạnh trên thế giới. Số tin thông báo tuyển dụng nhân sự trong ngành CNTT đã tăng từ 6.792 trong năm 2013 lên tới 14.997 trong năm 2016.

Giáo sư dẫn báo cáo quý của Navigos Search cho biết, tính riêng trong năm 2016, ngành CNTT luôn nằm trong top 5 các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại Việt Nam. Nhu cầu tuyển dụng này được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ khi Việt Nam tiến vào kỉ nguyên cách mạng công nghiệp lần 4.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu thị trường về nhân lực CNTT sẽ tiếp tục nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự. Tại Việt Nam, số lượng nhân sự CNTT khá dồi dào, tuy nhiên nhân sự CNTT có chất lượng đủ đáp ứng được các yêu cầu trong thời đại mới lại chưa cao.

Theo Giáo sư, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng chuyên môn của một ứng viên là qua các chứng chỉ chuyên môn ứng viên đạt được. Trong ngành công nghệ thông tin, các chứng chỉ chuyên môn được xem là quy chuẩn đánh giá kiến thức của các ứng viên.

Theo ý kiến của các nhà tuyển dụng qua khảo sát, các chứng chỉ Kỹ năng quản lý dự án, quy trình Agile, Cisco, Microsoft và Amazon Web Service sẽ là những chứng chỉ có giá trị nhất. Có tới 54% nhà tuyển dụng sẵn sàng trả mức lương cao hơn dành cho những ứng viên có các chứng chỉ liên quan.

"Ngoài ra, trong năm 2017, các trào lưu công nghệ trên thế giới sẽ có những tác động đến thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam, bao gồm Điện toán đám mây, JavaScript, An ninh mạng, Big Data, Internet of Things và Docker. Mức lương dành cho các lập trình viên là tương đối cao so với mặt bằng chung: thu nhập một kỹ sư lập trình tại Việt Nam có thể đạt từ 1.300 USD đến hơn 2.000 USD mỗi tháng nếu bắt kịp kiến thức về những công nghệ mới nhất trên thị trường hiện nay, trong đó quan trọng nhất là kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình Objective-C", Giáo sư Klaus Schwab cho biết.

Góp mặt tại Diễn đàn, bà Louise Chamberlain - Giám đốc UNDP Việt Nam cũng cho biết cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ đẩy mạnh tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực.

Tại Việt Nam, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các ngành công nghiệp dệt may và giày dép phần nào đang phần nào được thẩm thấu. Có những đột phá về công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp này như thiết kế máy tính dẫn đến sản phẩm hàng loạt với các thông số của khách hàng cá nhân, và công nghệ nano để giúp các sản phẩm dệt may và giày dép kết hợp các chức năng giám sát sức khoẻ như đo nhịp tim, phát hành calo liên tục... Tự động cắt và may các đoạn bằng cách sử dụng robot sẽ vẽ lại bức tranh của các ngành công nghiệp này trên toàn cầu.

Ở mức độ toàn cầu, các nền kinh tế tập trung vào công nghệ đang hưởng lợi và sẽ được hưởng lợi như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc ở vùng Đông Bắc Á, Đức và một số nước ở Châu Âu. Các nước phụ thuộc chính vào dầu hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như: OPEC, Úc, Canada, Nga, Brazil... vì các nước này đang trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy thử thách.

"Các nước cạnh tranh chủ yếu nhờ lợi thế nhân công giá rẻ đang và sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi việc sản xuất và các ngành công nghiệp dịch vụ đang có xu hướng quay trở lại các nước phát triểnvà các trung tâm R&D. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể sẽ làm chậm hoặc làm lệch sự chuyển đổi trung tâm kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông và từ Bắc ra Nam, điều này đã quan sát được trong thời gian gần đây",bà Louisecho hay.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêu chí nào cho nhân lực ngành CNTT trong cách mạng công nghiệp 4.0?