Đặc sản miền Tây gây bao thương bao nhớ cho thực khách phương xa, từ lẩu mắm đậm đà đến lẩu hoa xinh đẹp, hay lẩu tôm đỏ au, đều đáng lưu luyến, để ta phải mải miết đi tìm “chất ngọc” của ẩm thực Nam bộ.
Người ta đi Miền Tây nhớ sông nhớ nước, nhớ mây nhớ trời, tôi thăm xứ ấy chỉ chăm chăm tìm món thật ngon thật lạ để nếm thử, rồi ra về lại ngơ ngẩn ngẩn ngơ vì miếng ngon nơi đất khách. Chẳng có gì sâu xa, tuềnh toàng như căn nhà lá bên bờ kênh bờ rạch, lòng tôi bao thương bao nhớ chỉ có miếng ngon miệt vườn.
Và ngay tại Hà Nội, giờ đây, những đặc sản miền Tây đã được "ngự trị" ở Món ngon Sài thành ngay trên phố Dã Tượng.
Lẩu mắm – Mắm cá linh ở xứ Châu Đốc, An Giang
Khó ai biết được mắm có mặt ở mảnh đất phương Nam từ bao giờ nhưng hẳn phải là lâu lắm. Từ xa xưa, người Nam bộ đều biết cội nguồn xứ Gia Định nhiều sông, kênh, bãi cát nên 10 người lớn lên ở đây, cũng có đến 9 người giỏi việc trèo thuyền, bơi lội và ưa ăn mắm. Xuôi về miền Tây, nức danh là đất “trên cơm dưới cá”, ăn không hết thì làm mắm nên hễ có cá là có mắm. Cũng từ đó mà những biến tấu của mắm ra đời.
Theo nhiều người sành ăn, lẩu mắm Cần Thơ được khen là ngon nhất nhì hiện nay. Tuy nhiên mắm muốn ngon phải có xuất thân từ Châu Đốc, An Giang - xứ thiên đường của đủ loại mắm độc đáo, cụ thể là mắm cá linh. Mắm nấu với nước dừa hoặc nước hầm xương heo là công thức lẩu mắm phổ biến được nhiều người áp dụng. Sau khi lọc bỏ xương cá, nêm nếm theo bí quyết riêng của người thợ nấu là đã hoàn thành phần nước lẩu. Đây là công đoạn đầu tiên, đơn giản nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất quyết định vị ngon của món lẩu mắm. Độ đậm nhạt của nước lẩu được gia giảm sao cho phù hợp với khẩu vị của thực khách. Loãng quá sẽ thiếu vị mắm mà đặc quá đâm ra mặn, mắm mà mặn cũng mất cái ngon của mắm! Trong nồi lẩu nhất thiết phải có một chút nấm rơm, cà tím, khổ qua để tăng vị ngon ngọt.
Lẩu bông miền Tây – Hoa đây rau đấy đều của sông nước Nam bộ
Miền Tây Nam Bộ là một bình nguyên bao la bát ngát với đặc trưng khí hậu vùng nhiệt đới nắng dãi mưa dầu. Tuy là thế nhưng những sản vật nơi đây lại rất đa dạng, dồi dào. Chính vậy, về miền Tây, người ta vẫn thường nghe nhắc đến một số món ăn khoái khẩu rất đặc trưng với nhiều loại hải sản và vô số loại hoa đồng nội như: bông bí, bông so đũa, bông điên điển, bông lục bình… tạo vị ngon đặc sắc.
Và rất đơn sơ, giản dị, từ những loại hoa tưởng chừng như riêng biệt ấy, đã có một sự kết hợp rất ngẫu nhiên để rồi cho ra đời một món ăn đặc sắc, nếu thử một lần chắc chẳng thế nào quên được hương vị lẩu hoa đồng nội.
Lẩu tôm càng xanh – Vị ngọt thơm đến từ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long
Lẩu tôm càng xanh kết hợp hài hòa giữa vị chua và cay, ăn kèm rau rừng đặc sản Miền Tây và bún. Một nồi lẩu tôm gồm có tôm càng xanh và các loại rau đồng nội đầy màu sắc. Nước lẩu chua cay sẽ mang đến hương vị ngọt thanh và dai nhẹ làm xao lòng biết bao thực khách. Sẽ không gì sánh bằng khi được thưởng thức thịt tôm tươi ngon, giòn sần sật, mềm ngọt mà vẫn có độ dai dai. Đặc biệt, các loại rau nhúng tươi xanh khi ăn giòn tan đi cùng với nước lẩu đậm đà khiến những ai đã thưởng thức qua một lần sẽ không thể nào quên.
Những con tôm càng xanh tươi sống, đặc biệt là con nào cũng có vị ngọt thơm đến từ “vựa lúa” đồng bằng sông Cửu Long, do đó, thịt tôm của món lẩu này sẽ có được hương vị thơm đậm đà phù sa của vùng nước lợ, xứng đáng là một trong những loại tôm đứng đầu bảng dành cho thực khách sành ăn.
Có điều, không phải nơi đâu cũng giữ được chuẩn vị đặc sản Nam Bộ. Từ miệt vườn sông nước miền Tây, món lẩu mắm, lẩu bông hay lẩu tôm nay đã nức tiếng cả nước, nên chẳng trách “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Tuy nhiên, muốn thưởng thức sự chắt chiu tinh túy có chọn lọc của một thời lam lũ xứ miệt vườn xa xôi, muốn đi tìm “chất ngọc” của ẩm thực Nam bộ ngay tại Hà Nội, bạn vẫn có thể đến hệ thống Quán Ăn Ngon hay Món Ngon Sài Thành, với đầu bếp là Cô Hai Chi – Con gái Má Sáu Cây Dừa, để được thưởng thức chuẩn vị món ngon Miền Nam.
Thành Chung