Tọa đàm “Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu COVID - 19” đã gợi mở nhiều hướng đi mới cho ngành điện ảnh Việt Nam sau một thời gian dài đối diện với những khó khăn do đại dịch gây ra.

Tìm hướng đi cho điện ảnh Việt hậu COVID-19

21/09/2020, 22:40

Tọa đàm “Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu COVID - 19” đã gợi mở nhiều hướng đi mới cho ngành điện ảnh Việt Nam sau một thời gian dài đối diện với những khó khăn do đại dịch gây ra.

Các nhà làm phim tìm hướng đi mới cho điện ảnh Việt sau đại dịch COVID-19 - Ảnh: Tiểu Vũ

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ngành điện ảnh thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải tạm dừng hoạt động, nhiều bộ phim đã hoãn chiếu, những dự án phim đang quay dở không thể tiếp tục quay, gây thiệt hại nặng nề cho ngành điện ảnh. Trong bối cảnh đó, việc tìm ra một hướng đi mới cho ngành điện ảnh Việt Nam "hậu COVID-19" là quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất phim Việt.

Đáp ứng sự mong mỏi đó, chiều 21.9.2020, tại TP.HCM, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng các đơn vị phát hành phim CJ CGV Việt Nam, Galaxy Cinema, Lotte Cinema Việt Nam và BHD Star Cineplex tổ chức họp báo và cuộc tọa đàm chủ đề “Thúc đẩy điện ảnh Việt hậu COVID - 19” trong thời điểm dịch bệnh đã và đang dần được kiểm soát.

Ông Tạ Quang Đông cùng bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh (giữa) đến dự buổi tọa đàm

Buổi toạ đàm có sự tham dự của ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cùng sự tham gia của các đạo diễn, nhà sản xuất phim như Trương Ngọc Ánh, Lý Hải, Charlie Nguyễn, Phan Gia Nhật Linh, đại diện của bốn nhà phát hành phim lớn nhất tại Việt Nam là CJ CGV, Galaxy Cinema, Lotte Cinema và BHD Star Cineplex.

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, ông Tạ Quang Đông - Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho nền điện ảnh Việt: “Để làm nên thành công của một bộ phim, bên cạnh biên kịch, đạo diễn, diễn viên, đó là công sức của cả một tập thể những con người nỗ lực đằng sau hậu trường, những diễn viên phụ, ekip quay phim, sản xuất… Dù tên của họ chưa được nhắc đến chính thức nhưng đóng góp của họ đều vô cùng to lớn".

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh  Việt Nam chia sẻ với phóng viên bên lề buổi tọa đàm

Theo ông Tạ Quang Đông, việc các nhà làm phim, nhà phát hành cùng ngồi lại để tìm ra hướng đi mới cho phim Việt trở là một nỗ lực rất đang ghi nhận của những người có tâm huyết với nền điện ảnh nước nhà "Cơ hội để phim Việt lấy lại thị trường chỉ mới bắt đầu những năm gần đây. Quy mô nền điện ảnh vẫn còn hạn chế so với dân số, tiềm năng và các nước trong khu vực. Giờ đây, khi đại dịch đang dần được khống chế, thị trường điện ảnh đang dần được khôi phục, các dịch vụ phim ảnh đã mở cửa trở lại chúng ta đang rất cần sự chung tay góp sức của các ban ngành và nhà sản xuất, phát hành phim", ông Đông nói.

Nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên Trương Ngọc Ánh nhận được nhiều câu hỏi của phóng viên trước khi buổi tọa đàm diễn ra

Buổi tọa đàm kéo dài hơn hai giờ đã ghi nhận hàng chục ý kiến đóng góp của của các nhà làm phim, đạo diễn, diễn viên, các nhà phát hành, trong đó đều tập trung vào các giải pháp nhằm khôi phục điện ảnh Việt trong giai đoạn hiện này và tìm ra hướng đi mới khi đại dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn sự nguy hiểm.

Theo các phát hành phim, dịch COVID-19 đã tạo ra vô vàn khó khăn cho điện ảnh Việt, nhưng chính sự khó khăn đó cũng mở ra cơ hội lớn cho điện ảnh nước nhà phát triển. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều phim “bom tấn” của nước ngoài lần lượt dời lịch chiếu đến cuối năm hoặc sang năm sau, đây chính là thời gian điện Việt gần như "độc quyền" tiếp cận khán giả trên các cụm rạp cả nước. Tuy nhiên để chinh phục khán giả trong nước, các nhà làm phim phải đầu tư mạnh mẽ vào nội dung và chất lượng mới có thể thu hút người xem.

Các nhà làm phim và nhà phát hành ngồi lại cùng bàn việc tìm ra hướng đi cho điện ảnh Việt thời hậu COVID-19

"Cuối cùng, điều có thể kéo khán giả đến rạp xem phim vẫn phải là những bộ phim hay, những bộ phim khiến khán giả được vui, buồn, được cười và khóc, được cảm nhận tình yêu, hay nỗi sợ hãi, được hét lên, hay được ôm chầm lấy ai đó. Những nhà làm phim như chúng tôi vẫn đang và sẽ tiếp tục tạo nên những bộ phim chất lượng đem đến cho khán giả những trải nghiệm đáng nhớ đó, cho dù có dịch bệnh hay không. Cám ơn khán giả đã luôn là nguồn động lực lớn lao cho anh, chị, em chúng tôi”, đạo diễn, nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh chia sẻ.

Nhà sản xuât, đạo diễn Lý Hải đến dự buổi tọa đàm

Các nhà sản xuất phim cho rằng bên cạnh việc nâng cao chất lượng cho phim Việt, các nhà phát hành cần có các chương trình ưu đãi và xây dựng những kế hoạch truyền thông hấp dẫn, đa dạng hóa nội dung để thu hút khán giả quay trở lại rạp. Cùng với đó, các cụm rạp phải triển khai các biện pháp an toàn trong việc đề phòng dịch bệnh để khán giả an tâm đến thưởng thức phim Việt.

Điện ảnh Việt Nam trong 5 năm trở lại đây có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhiều bộ phim có doanh thu đến hàng trăm tỷ đồng và thu hút khán giả đến rạp phim trong một thời khá dài. Điều đó đã chứng minh nếu những tác phẩm có sự đầu tư nghiêm túc về nội dung và chất lượng sẽ được khán giả đón nhận. Phim Việt cũng từng bước có những tín hiệu lạc quan khi bắt đầu giành những giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế và được phát hành ở nước ngoài nhiều trong những năm qua.

Bài và ảnh: Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm hướng đi cho điện ảnh Việt hậu COVID-19