Vào tháng 10 tới, Sân khấu Sen Việt (TP.HCM) phối hợp với nhà hát Thế Giới Trẻ sẽ mang vở cải lương "Nhật thực" (biên kịch: Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương: Nguyên Phương, đạo diễn: Lê Nguyên Đạt) ra Hà Nội tham dự Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế 2019.

Tìm khán giả bằng cải lương thể nghiệm: Tồn tại hay không tồn tại

nguyen anh huy | 13/05/2019, 15:05

Vào tháng 10 tới, Sân khấu Sen Việt (TP.HCM) phối hợp với nhà hát Thế Giới Trẻ sẽ mang vở cải lương "Nhật thực" (biên kịch: Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương: Nguyên Phương, đạo diễn: Lê Nguyên Đạt) ra Hà Nội tham dự Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế 2019.

Để phù hợp với tiêu chí thể nghiệm nghệ thuật, ê kípsản xuất đã lồng ghép nhiều loại hình nghệ thuật khác vào cải lương. Một lần nữa điều này tiếp tục đặt ra câu hỏi: Liệu sự thể nghiệm có đủ sức hấp dẫn khán giả?

Thể nghiệm để tìm ra lối đi

Bảo rằng cải lương hấp hối, có nhiều lý do được đưa ra, nhưng theo giải thích của nhiều người, do loại hình này quá cũ không còn phù hợp với tâm lý giải trí của khán giả trẻ đương đại. Ví dụ như thời lượng vở tuồng quá dài tạo nên sự rề rà không còn phù hợp với nhịp sống năng động. Giai điệu và lời ca cải lương quá buồn khiến khán giả trẻ thấy ngán ngẩm... Dẫu cho nhiều ý kiến luận giải được đưa ra nhưng đến nay chưa ai có thể khẳng định đâu là nguyên nhân cốt lõi khiến cải lương khủng hoảng. Chưa có một hành động thực tiễn nào được thử nghiệm và đạt kết quả tốt để công chúng dựa vào đó suy xét và kết luận.

Chính vì vậy, những con người thích hành động hơn lý thuyết đã xắn tay làm để tiếp tục tìm câu trả lời. Đạo diễn Lê Nguyên Đạt là một trong số đó. Anh đại diện cho Sân khấu Sen Việt và Nhà hát Thế Giới Trẻ thuộc Trường đại học Sân khấu -Điện ảnh TP.HCM,đơn vị duy nhất của phía nam (tính đến tháng 6.2019) dám mang tác phẩm tham dự Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế tại Hà Nội. Trước đó, Nhật thực được công diễn tại TP.HCM các ngày 4.5, 6.7, 3.8,7.9 và5.10.

Lê Trung Thảo đảm nhiệm vai người nghệ sĩtrong vở cải lương Nhật thực (tác giả Lê Duy Hạnh, chuyển thểNguyên Phương, đạo diễn Lê Nguyên Đạt)

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt cho biết: “Để tham gia liên hoan sân khấu thể nghiệm, chúng tôi phải có sự thể nghiệm trong tác phẩm. Sự thể nghiêm ở đây chính là phối hợp âm nhạc hiện đại của Tây phương vào bài bản ngũ cung của cải lương. Chúng tôi kết hợp các loại hình kịch câm, múa rối vào cải lương và đẩy nhanh tiết tấu của vở diễn. Dầu tham gia liên hoan để thi tài với các nước nhưng mục tiêu chính của chúng tôi là muốn thổi làn gió mới vào cải lương để chinh phục khán giả trẻ trong nước nên khi diễn cho công chúng xem chúng tôi vẫn giữ nguyên tính thể nghiệm này. Chúng tôi muốn thăm dò xem cách làm ấycó chạm được vào gu thưởng thức khán giả trẻ hay không, để từ đócó cơ sở góp sức phục hồi sức sống cho cải lương”.

Thể nghiệm có làm phai nhạt chất truyền thống?

Nhật thực vốn dĩ là một vở kịch nổi tiếng của tác giả Lê Duy Hạnh. Nét độc đáo trong vở diễn này là chỉ một nghệ sĩtrình diễn cùng lúc nhiều nhân vật khác nhau. Trong vở cải lương, nghệ sĩLê Trung Thảo đảm nhiệm nhân vật người nghệ sĩ. Đạo diễn Lê Nguyên Đạt đã sáng tạo thêm hai nhân vật đeo mặt nạ, không lời thoại không hát chỉ diễn bằng ngôn ngữ cơ thể đại diện cho cái ác và cái thiện. Cấu trúc kịch bản này phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho tính chất thể nghiệm nghệ thuật. Nhân vật thiện và ác biểu diễn ngôn ngữ kịch câm pha lẫn với điệu bộ của cải lương. Nhân vật củaLê Trung Thảo vừa hát, vừa diễn, vừa múa. Âm nhạc được phối hợp bài bản cải lương và nhạc hiện đại.

Nghe qua điều này, có thể nhiều người giật mình lo ngại sự phối hợp quá nhiều hình thức như thế có biến vở cải lương thành một nồi lẩu thập cảm không còn hương vị chuẩn.Thế nhưng khi xem vở diễn, họnhận xét hồn cốt của cải lương vẫn còn đó nhưng được bổ sung thêm nhiều sắc thái thể hiện mới mẻ. Vấn đề quan trọng là khán giả vốn quá quen thuộc với hình thức cải lương truyền thống có chịu mở lòng ra tiếp nhận cái mới hay không. Dù rằng vẫn giữ lại cốt cách cải lương nhưng đã xuất hiện hình thức mới sẽ dễ tạo cảm giác cải lương bị lai tạp. Ngoài rađối tượng khán giả cải lương mới sẽphải mất bao lâu mới biết đến hình thức cải lương mới này để đến và khám phá?

Điều ấycòn tùy thuộc rất nhiều vào khâu quảng bá, tiếp thị của nhà sản xuất. Được biết ngoài sân khấu Sen Việt thì sân khấu ĐạiViệt cũng đi theo hướng thể nghiệm cải lương này. Vở Chuyện tình Khâu Vai sắp ra mắt công chúng phía nam sẽ có sự xuất hiện của nhiều nhạc cụ dân tộc vùng Tây Bắc, điều ít thấy trong cải lương. Và sân khấu Đại Việt rất chú trọng đến việc tìm khán giả. Kết quả thế nào chờ thêm thời gian kiểm chứng.

Bài, ảnh: Nguyễn Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm khán giả bằng cải lương thể nghiệm: Tồn tại hay không tồn tại