Theo MedicalXpress, các nhà sinh học ở Đại học Iowa và Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) đã xác định được một thụ thể mà nếu phong tỏa sẽ giúp ngăn ngừa suy giảm và mất thính lực hoàn toàn do tác động của tiếng ồn quá mức.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các tế bào lông, chịu trách nhiệm khuếch đại cơ học các rung động âm thanh (tế bào lông tai ngoài) và chuyển đổi các rung động này thành các xung thần kinh.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trên các thụ thể của một số tế bào lông tai tham gia trực tiếp vào việc truyền tín hiệu đến tế bào thần kinh, không có một loại protein tên là GlamA2. Chính hoạt động của các thụ thể như vậy là nguyên nhân gây một rối loạn thính giác được gọị là bệnh lý khớp thần kinh ốc tai.
Glutamate đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu âm thanh. Tuy nhiên, âm thanh quá lớn hoặc tiếng ồn liên tục có âm lượng vừa phải khiến các tế bào lông tiết ra một lượng glutamate quá mức, làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tiếp xúc các khớp.
Sự giải phóng glutamate kích thích các thụ thể tế bào thiếu GlamA2 và một dòng các ion canxi bắt đầu đến vào các tế bào này. Khi vào bên trong, các ion kích hoạt một số cơ chế bệnh lý, dẫn đến chết tế bào.
Các thí nghiệm trên chuột đã chỉ ra rằng việc khống chế các thụ thể khiếm khuyết như vậy sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý khớp thần kinh ốc tai dưới tác động của tiếng ồn quá mức.
Như vậy, bằng cách tiêm một loại thuốc, ta có thể ngăn ngừa tổn thương thính giác ở người trước khi tiếp xúc với tiếng ồn gây hại. Một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, giáo sư sinh học Steven Green, cho rằng loại thuốc như vậy ngăn chặn tác hại từ những âm thanh lớn, nhưng không làm át đi hoàn toàn âm thanh.
Một loại thuốc tương tự có thể được sử dụng để ngăn ngừa bệnh lý khớp thần kinh ốc tai ở người, có thể hữu ích cho những người lính pháo binh thường xuyên nghe thấy những tiếng nổ rất lớn nhưng vẫn cần nghe được những mệnh lệnh chỉ huy.
Điều thú vị là nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi Bộ quốc phòng Mỹ.
Vũ Trung Hương