Tổ hợp tác Đan mê đã thành lập được 3 năm và hiện là mô hình kinh tế rất hiệu quả, doanh thu mỗi tháng khoảng 200 triệu đồng, mỗi năm vào khoảng 2,5 tỉ đồng, trong khi đó những phụ nữ nghèo tham gia làm hội viên lại có được thu nhập ổn định từ công việc ở đây.

Tổ hợp tác Đan mê bồ giúp phụ nữ nghèo có thu nhập ổn định

Trần Khải | 25/03/2019, 14:00

Tổ hợp tác Đan mê đã thành lập được 3 năm và hiện là mô hình kinh tế rất hiệu quả, doanh thu mỗi tháng khoảng 200 triệu đồng, mỗi năm vào khoảng 2,5 tỉ đồng, trong khi đó những phụ nữ nghèo tham gia làm hội viên lại có được thu nhập ổn định từ công việc ở đây.

Nhằm khôi phục lại nghề truyền thống của địa phương, vào năm 2015, Tổ hợp tác Đan mê bồ của Chi hội Phụ nữ ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Đông, H.Thới Bình (Cà Mau) đã được thành lập và phát triển cho đến hiện nay.

Có dịp ghé thăm Tổ hợp tácĐan mê bồ của Chi hội Phụ nữ ấp Lê Giáomới thấy được nghị lực mạnh mẽ của những người phụ nữ ở vùng quê nghèo của huyện Thới Bình. Những người phụ nữ nơi đâyđang từng bước khẳng định sự khéo léo và tinh thần chịu thương, chịu khó của mình qua từng chiếc mê bồ đan được.

Đến đây, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trước mắt khách tham quan là không khí lao động rất hăng say, mỗi người một việc. Người chẻ trúc (loại cây cùng họ với tre nhưng nhỏ hơn), người bào gọt, người đan… Ở từng công đoạn một, họ miệt mài cho đến khi hoàn thành chiếc mê bồ chắc chắn và chất lượng.

Cây trúc là nguyên liệu dùng để đan mê bồ - Ảnh: Anh Duy

Bà Lê Thị Kiều 44 tuổi, ngụ ấp Lê Giáo, cho biết mìnhcó trên 30 năm kinh nghiệm từ việc đan mê bồ, là công việc phụ trong lúc nông nhànđể kiếm thêm thu nhập cho gia đình. “Tôi làm nghề này từ năm 14 tuổi. Trước đây, các công đoạn đều làm bằng thủ công nên rất vất vả. Từ khi vào Tổ hợp tác, cuộc sống của chị em chúng tôi ổn định hơn nhiều. Hiện Tổ hợp tácđã có máy móc phục vụ nên đỡ phần cực khổ”, bà Kiều nói.

Tổ hợp tácĐan mê bồ đi vào hoạt động đã 4 năm nay với sản phẩm chủ lực là mê bồ. Ngoài ra, Tổ hợp táccòn sản xuất các mặt hàng thủ công khác như, xịa, rổ, thúng, bội… Mỗi khi có đơn đặt hàng làtriển khai ngay cho các tổ viên. Nhờ đó, mức thu nhập quân bình hàng tháng của tổ viên rất ổn định, khoảng hơn 4 triệu đồng/người.

Chị Nguyễn Danh Yên 36 tuổi, ngụ ấp Lê Giáo, phấn khởi: “Nhờ được vào Tổ hợp tácmà kinh tế gia đình tôi hiện rất ổn định, con cái đều được học hành. Hằng ngày, tôi nhận nguyên liệu về nhà gia công và bán lại cho Tổ hợp tác. Nhờ có đầu ra ổn định nên tôi không sợ sản phẩm làm ra bị ứ đọng”.

“Tiền công đan mỗi miếng mê bồ là 10.000 đồng. Nếu chăm chỉ, mỗi ngày tôi làm được khoảng 10 miếng. Cộng thêm tiền lãi từ việc bán mê bồ của Tổ hợp tácchia cho vào cuối tháng, nên mỗi tháng tôi thu nhập khoảng 4 triệu đồng trở lên. Đây chỉ là công việc phụ của chị em phụ nữ chúng tôitranh thủ lúc nhàn rỗi để kiếm thêm thôi”, chị Yên cho biết.

Kỹ thuật đan mê bồ của một chị hội viên- Ảnh: Anh Duy

Thị trường tiêu thụ mê bồ của Tổ hợp táchiện rất mạnh, rất nhiều đơn hàng của các cơ sở kinh doanh ở trong và ngoài tỉnh. Thậm chí, Tổ hợp táccòn có cả khách hàng ở Campuchia. Theo bà Nguyễn Thị Út -Chủ nhiệm Tổ hợp tácĐan mê bồ ấp Lê Giáo, mỗi tháng Tổ hợp táclàm ra trên 4.000 chiếc mê bồ thành phẩm, với doanh thu hàng tháng gần 200 triệu đồng.

“Mê bồ có 2 loại, mê bồ vỏ và mê bồ ruột. Trúc sau khi chẻ, được đưa vào máy để tách ra 2 phần vỏ và phần ruột. Mỗi tháng tôi đi Campuchia 1 - 2 lần. Giá bán mỗi chiếc ở thời điểm hiện tại 60.000 - 65.000 đồng/chiếc mê bồ vỏ; 18.000 - 20.000 đồng/chiếc mê bồ ruột”, bà Út thông tin.

Theo bà Út, sản phẩm mê bồ thường dùng để bao dí lúa, kè bờ sông, lót đường, đệm lót tàu vận tải… nên được sử dụng rất phổ biến. Hiện Tổ hợp táccó 18 tổ viên, tất cả đều có kinh nghiệm trong việc đan mê bồ. Sản phẩm làm ra đạt chất lượng, mẫu mã đẹp, nên đã tạo được niềm tin tuyệt đối với khách hàng.

Mong muốn của bà Út là được địa phương hỗ trợ vốn để xây dựng thêm kho chứa nguyên vật liệu và mở rộng xưởng để có nơi làm việc thuận lợi cho tổ viên. “Từ khi đi vào hoạt động, Tổ hợp tácđã được Chính phủ hỗ trợ 4 máy dùng để bào gọt nguyên vật liệu nên tôi rất phấn khởi. Hiện 4 máy đều hoạt động hết công suất nên sản phẩm làm ra kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm mê bồ chuẩn bị được Tổ hợp tác xuất qua Campuchia - Ảnh: Anh Duy

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là thời tiết oi bức, mà nhà xưởng còn sập sệ, không đảm bảo sức khỏe cho tổ viên. Điều đó khiến tôi rất băn khoăn và rất cần Nhà nước hỗ trợ”, bà Út cho biết.

Bà Lê Tuyết Phương -Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thới Bình đánh giá: “Đây là mô hình kinh tế rất hiệu quả,đã tồn tại được 3 năm nay. Sản phẩm làm ra của các chị em được khách hàng đánh giá cao. Vì vậy doanh thu hàng năm khoảng 2,5 tỉ đồng, góp phần giải quyết được công ăn, việc làm cho phụ nữ địa phương”.

Anh Duy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ hợp tác Đan mê bồ giúp phụ nữ nghèo có thu nhập ổn định