Không chỉ Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao trong ngành Công nghệ Thông tin, cả thế giới cũng đang bức xúc về vấn đề này.

Toàn cầu thiếu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT

Hà Ngọc Bách | 18/09/2018, 06:38

Không chỉ Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao trong ngành Công nghệ Thông tin, cả thế giới cũng đang bức xúc về vấn đề này.

Theo bản kế hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin của Chính phủ Việt Nam, dự đoán các ngành này sẽ đóng góp 8-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020. Trong khi đóTổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Khối thịnh vượng chung về Nền Kinh Tế Kỹ Thuật Số Tương Lai của Việt Nam nhấn mạnh nhu cầu tuyển dụng hơn 1 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020, với nhu cầu về kỹ năng CNTT tăng 47% mỗi năm.

Tuy nhiên, hiện nay các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa xứng tầm với nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao.

“Cơ sở hạ tầng CNTT và công nghệ kỹ thuật số vững chắc sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng suất”, Tiến Sỹ Alan Sixsmith từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS) nhận định về tầm quan trọng của ngành CNTT hiện nay.

Tuy vậy, ông Sixsmith cho hay thêm là: “Thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI) đã trở nên trầm trọng ngay trên toàn châu Á.Nguồn nhân lực hiện có đủ đáp ứng cho công việc AI trên toàn cầu cũng chỉ dừng lại ở mức 300.000 người, trong khi nhu cầu là hàng triệu chuyên gia. Điều này có nghĩa là nhân lực công nghệ cao trong AI sẽ vẫn còn thiếu hụt trên toàn cầu trong tương lai gần".

Thực vậy, xu hướng nóng về CNTT ở Việt Nam cũng như thế giới hiện nay là Trí tuệ nhân tạo, Lưu trữ đám mây, Thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và công nghệ Blockchain, Internet vạn vật, Thương mại điện tử, Quy trình kinh doanh và Gia công phần mềm CNTT, đều đang thiếu nhân lực chất lượng cao nghiêm trọng.

Hiện các nhà tuyển dụng trên toàn châu Á đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên CNTT đủ điều kiện để lấp đầy các vị trí tuyển dụng. Theo Hays Asia, 18-22% các tổ chức thấy khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên CNTT cấp trung trở lên.

Ngoài kỹ năng xuất sắc, các nhà tuyển dụng trong ngành CNTT nhìn chung cũng cần các ứng viên của mình "có kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội tốt để xây dựng các nhóm làm việc và giao tiếp hiệu quả với khách hàng quốc tế", ông Sixsmith cho biết.

Vì vậy, xu hướng giáo dục hiện tại trong ngành CNTT không chỉ là giảng dạy chuyên môn đơn thuần mà còn tăng cường thêm các khóa học nâng cao, giúp tăng kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm của sinh viên.

Đơn cử như tại UTS Insearch, trường này thậm chí còn có cả học bổng tên là Nhà Lãnh đạo Tương lai cho sinh viên khối ngành CNTT. Để được nhận suất học bổng này, thí sinh thay vì phải làm các bài kiểm tra kiến thức CNTT thì sẽ phải viết một bài luận 200 từ với đề tài “Bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai như thế nào và vì sao?”, Cô Phước Trần, Giám đốc Quản lý Đối tác của UTS Insearch cho biết.

Thiên Hà
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toàn cầu thiếu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT