Ngày 24.5, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon 2024 với chủ đề “Tinh hoa hàng Việt - Cất cánh toàn cầu". Sự kiện do Amazon Global Selling Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (iDEA, Bộ Công Thương) đồng tổ chức, đánh dấu cột mốc kỷ niệm 5 năm Amazon Global Selling tại Việt Nam.
Nhịp đập khoa học

Tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á

Tú Viên 24/05/2024 16:50

Ngày 24.5, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon 2024 với chủ đề “Tinh hoa hàng Việt - Cất cánh toàn cầu". Sự kiện do Amazon Global Selling Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (iDEA, Bộ Công Thương) đồng tổ chức, đánh dấu cột mốc kỷ niệm 5 năm Amazon Global Selling tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết thị trường thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh với doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỉ USD vào năm 2025.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang là xu hướng tất yếu giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trưởng xuất khẩu và tăng trưởng doanh số.

Đáng chú ý, TMĐT Việt Nam cũng đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% trong 10 năm qua. Việt Nam vào Top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT (trực thuộc iDEA), tốc độ phát triển TMĐT của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á với mức tăng trưởng 20 - 30%. Khoảng 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được đưa ra thị trường thế giới bằng TMĐT…

z5472090271496_77e5ad83cd1fd9babe553f242b38e18c.jpg
Theo giới chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu không ngừng thay đổi mở ra cánh cửa cho một số ngành hàng made in Vietnam tận dụng các xu hướng tiêu dùng mới, chinh phục khách mua quốc tế - Ảnh: Nguyễn Quế An

Thời gian qua, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đã tham gia sân chơi mới này nhiều hơn thay vì các doanh nghiệp lớn như trước đây (90% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia). Chính phủ và các bộ ngành quan tâm nhiều hơn đến TMĐT. Ngoài kế hoạch phát triển TMĐT với 1 triệu doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, các đơn vị đã có nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Việt tham gia bán hàng xuyên biên giới, đào tạo nhân lực số và phối hợp với các đơn vị khác Amazon, Alibaba… giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả bán hàng xuyên biên giới.

Dù vẫn còn công thức, sản phẩm TMĐT của Việt Nam vẫn liên tục tìm thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong 5 năm qua, các ngành hàng gồm các sản phẩm sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp liên tục nằm trong Top các ngành hàng từ Việt Nam có tốc độ tăng trường tốt nhất trên Amazon.

Với vai trò phụ trách sàn TMĐT, ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam ghi nhận 5 năm qua số lượng doanh nghiệp Việt bán hàng trên sàn tăng 300%, số lượng doanh nghiệp bán hàng đạt doanh thu 1 triệu USD/năm, tăng gấp 10 lần.

“Chúng tôi chung tay giới thiệu các sản phẩm Made in Vietnam ra quốc tế, tích cực thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển với TMĐT xuyên biên giới. Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là vô cùng lớn. Chúng tôi đặt mục tiêu tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nắm bắt cơ hội toàn cầu này”, ông Gijae Seong nói.

Ông Gijae Seong cho biết Amazon Global Selling sẽ phối hợp cùng Cục TMĐT và kinh tế số định hình tầm nhìn và lộ trình giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và khai thác tiềm năng xuất khẩu TMĐT. Kế hoạch này tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm:

- Ươm mầm nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới cho Việt Nam: Tăng cường các chương trình giáo dục và nâng cao kỹ năng kỹ thuật số để phát triển đội ngũ nhân lực và lãnh đạo cho ngành TMĐT xuyên biên giới.

- Thúc đẩy hệ sinh thái dịch vụ TMĐT xuyên biên giới bằng cách mở rộng và tăng cường năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ, trong ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước hơn.

- Kết nối và tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương bằng cách kết nối các đối tác bán hàng và chủ sở hữu thương hiệu với các nhà sản xuất trên cả nước để mở rộng lựa chọn sản phẩm mới từ Việt Nam.

- Quảng bá thương hiệu Việt Nam ra thế giới: Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần gia tăng giá trị hàng Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn cùng Amazon Global Selling hướng đến mục tiêu chung nhằm tăng cường sự hiện diện của các thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu”.

Bài liên quan
TP.HCM: Tuyến metro số 1 chính thức khai thác thương mại ngày 22.12 tới
Sau gần 20 năm thi công và trải qua nhiều khó khăn, vướng mắc, cuối cùng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đã hoàn thành 100% khối lượng thi công và sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại ngày 22.12.2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tốc độ phát triển thương mại điện tử của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á