Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý.
Góc bình luận

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người định hình và vận dụng thành công nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn

Quốc Phong 25/07/2024 12:31

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có 14 năm đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, 2 năm đứng đầu Nhà nước và hơn 5 năm đứng đầu Quốc hội. Ông, bằng đó thời gian, với từng cương vị khác nhau, dần dần đã định hình và vận dụng thành công nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn cho Việt Nam một cách hoàn hảo như ta đã thấy, nhất là khi ông giữ cương vị Tổng Bí thư.

Ngoài những dấu ấn đóng góp về tư tưởng, lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà nhiều người đã thấy qua đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tại các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng trong nhiều lĩnh vực, cũng như qua nhiều cuốn sách, tác phẩm của ông đã được đông đảo cán bộ, đảng viên quan tâm, ủng hộ, thế giới quan tâm, thì ở lĩnh vực ngoại giao, ông là người lãnh đạo luôn có phương pháp đối ngoại rất uyển chuyển...

Điều này có lẽ điển hình nhất, rõ nét nhất chính là mối quan hệ hài hòa, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Mỹ gần đây, mà nguyên thủ các nước này đến thăm Việt Nam cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm 3 nước nói trên đều cảm thấy kính trọng ông.

Hãy để ý sẽ nhận ra, chỉ trong hơn chục năm gần đây, các Tổng thống Mỹ (Barack Obama, Donald Trump, lẫn đương kim Tổng thống Joe Biden) đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ và được đón tiếp tại Nhà Trắng như một nguyên thủ nhà nước. Đó là điều rất đặc biệt và thú vị khi từ cựu thù trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.

Rồi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong nhiều năm qua đã có nhiều cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhiều thỏa thuận mới, tuyên bố mới rất quan trọng.

Hoặc như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga V. Putin vừa mới đây thì đúng là quá uyển chuyển khi nước Nga đang vướng vào cuộc xung đột lớn với Ukraine khiến cả thế giới đều "nín thở" lo lắng về một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 có thể bùng nổ. Cuộc đối đầu Nga - Ukraine mà thực chất Nga đang là đối trọng cùa cả Mỹ cùng NATO nhưng chúng ta vẫn quyết định gặp Tổng thống Putin phải chăng đã nghĩ đến chuyện chung sức làm dịu tình hình giữa hai nước và thế giới?

Tất cả các mối quan hệ ấy đều rất quan trọng và ngoại giao Việt Nam thực sự đã bước lên một tầm cao mới...

Điều thú vị ở chỗ, tất cả các bên xem ra đều có vẻ hài lòng và ấn tượng với chúng ta.

Đó chính là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ động kế thừa, phát huy những thành quả đối ngoại của các giai đoạn trước rồi vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng về đối ngoại từ nhiệm kỳ Đại hội 11 đến nay. Tất cả đều đã có nhiều bước phát triển mới về tư duy, lý luận cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn đối ngoại của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều người hẳn còn nhớ, ở Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14.12.2021, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam đã xây dựng nên "trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển"... đã thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát là "kiên định về nguyên tắc, uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc".

Chính tư tưởng chỉ đạo nói trên đã được thể hiện xuyên suốt trong cách tiếp cận của Tổng Bí thư qua việc ông luôn xử lý hài hòa, đúng đắn và hiệu quả quan hệ với các nước lớn. Uy tín cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn, giúp giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực đối ngoại, thể hiện qua những dấu ấn ngoại giao lịch sử.

Hôm nay, khi ông về chốn vĩnh hằng, bạn bè quốc tế khắp thế giới, đặc biệt là các nước lớn và các nước thân thiết như anh em ruột thịt Việt Nam đều cử các quan chức cấp cao đến viếng và chia buồn. Chính điều này đã càng cho thấy rõ hơn vị thế của Việt Nam, của Đảng Cộng sản nay đã rất khác xưa.

Bài liên quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6
Ngày 15.1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
10 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người định hình và vận dụng thành công nghệ thuật cân bằng quan hệ với các nước lớn