Nếu Mỹ cũng làm suy yếu đồng đô la để trả đũa việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một cuộc chiến tiền tệ coi như đã định hình. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, hôm thứ 5, ngày 8.8, đã phát tín hiệu thể hiện mong muốn của ông làm đồng đô la yếu hơn.

Tổng thống Mỹ phát tín hiệu sẵn sàng chiến tranh tiền tệ với Trung Quốc

11/08/2019, 07:34

Nếu Mỹ cũng làm suy yếu đồng đô la để trả đũa việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một cuộc chiến tiền tệ coi như đã định hình. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, hôm thứ 5, ngày 8.8, đã phát tín hiệu thể hiện mong muốn của ông làm đồng đô la yếu hơn.

Hôm thứ 2 tuần trước (ngày 5.8), Mỹ đã gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Động thái này được đưa ra ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) để đồng nhân dân tệ suy yếu chạm mốc 7 tệ ăn 1 USD. Lần cuối cùng, tỷ giá 2 đồng tiền Mỹ - Trung ở mức này là chuyện của hơn 10 năm trước, khi xảy ra khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008. Cột mốc giá mang tính biểu tượng này càng có ý nghĩa tác động to lớn trong lúc 2 nước Mỹ - Trung leo thang cuộc chiến thương mại với việc trả đũa thuế quan qua lại với nhau.

Động thái này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc?

Đóng nhãn là một nước thao túng tiền tệ, không có nghĩa là Mỹ sẽ có bất kỳ hành động trừng phạt nào sau đó đối với Trung Quốc. Trên lý thuyết, Bộ Tài chính Mỹ có thể đề xuất chính phủ không ký hợp đồng nào với các nước thao túng tiền tệ. Nhưng điều đáng sợ hơn là nó có thể được Mỹ sử dụng như một cái cớ để tiến hành các biện pháp trừng phạt trả đũa khác đối với đất nước thao túng tiền tệ. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể kéo Trung Quốc vào tầm ngắm cảnh giác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mặc dù IMF không có công cụ hữu hình để trừng phạt Trung Quốc.

Trên thực tế, IMF vừa phát đi thông báo cho biết có ít bằng chứng cho thấy PBoC đã cố tình phá giá đồng nhân dân tệ - một quan điểm mâu thuẫn với tuyên bố của Nhà Trắng. Trong bài đánh giá hàng năm về nền kinh tế Trung Quốc hôm thứ 6, ngày 9.8, IMF cho rằng đồng nhân dân tệ đã "ổn định phổ biến" so với các loại tiền tệ khác và cho thấy có rất ít sự can thiệp của PBoC. Nhưng thông báo của IMF không làm thay thái độ của Nhà Trắng. Cũng hôm 9.8, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng tiếp tục khẳng định: Rõ ràng, họ đang thao túng tiền tệ của họ.

Tại sao Mỹ có lập trường này?

Mỹ tin rằng Trung Quốc đã cố tình làm suy yếu đồng nội tệ để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ trong lúc chính quyền Trump đang cố gắng thắt chặt việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ bằng cách áp thuế cao từ đầu năm ngoái. Washington nghĩ rằng dòng hàng Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất trong biên giới nước Mỹ.

Mặc dù bêu tên một kẻ thao túng tiền tệ phần lớn chỉ mang tính biểu tượng, nhưng nó gửi tín hiệu rằng Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xấu đi. Cũng cần lưu ý rằng PBoC có quyền lực lớn để thực hiện kiểm soát trực tiếp đối với tỷ giá hối đoái bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Khác với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thị trường chung, PBoC thường điều tiết lượng tiền bơm vào thị trường như công cụ để tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái đối với tiền tệ của họ.

Tại sao Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ suy yếu so với đồng đô la?

Phá giá tiền tệ là một mưu đồ phổ biến được sử dụng bởi các nền kinh tế có dấu hiệu bị chững lại nhằm giúp thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa của họ. Để một loại tiền tệ bị mất giá (hoặc suy yếu) thì ngân hàng trung ương có thể dùng cách tăng nguồn cung tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Trong trường hợp đồng nhân dân tệ, việc tăng nguồn cung sẽ cho phép đồng USD đổi được nhiều nhân dân tệ hơn, tức là người sở hữu đô la được mua hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn. Đây là một cách chuyển nhiều sức mua hàng hóa Trung Quốc từ tay người Trung Quốc sang tay người Mỹ. Người Trung Quốc tin rằng điều này sẽ giúp thúc đẩy giá trị xuất khẩu của Trung Quốc và kích thích tăng trưởng.

Trước đó, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến ​​sự suy giảm chung, với mức tăng trưởng giảm xuống mức thấp nhất trong 27 năm là 6,2% hồi tháng 7. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc quyết định tăng cường xuất khẩu bằng cách tăng nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc mà không gì dễ hơn là làm yếu đồng nội tệ.

Điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế toàn cầu?

Nếu Mỹ cũng làm suy yếu đồng đô la để trả đũa việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một cuộc chiến tiền tệ coi như đã định hình. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, hôm thứ 5, ngày 8.8, đã phát tín hiệu thể hiện mong muốn của ông làm đồng đô la yếu hơn bằng cách đổ lỗi cho Fed. Ông Trump chỉ trích Fed đã giữ đồng đô la quá mạnh với chính sách tiền tệ khắt khe.

Lần cuối cùng thế giới rơi vào một cuộc chiến tiền tệ toàn diện là trong cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, khi các nước phải đối mặt với sự suy thoái trong nước đã cố gắng thúc đẩy nền kinh tế của mình bằng cách tự phá giá tiền tệ một cách dây chuyền theo kiểu trả đũa. Điều này gây ra sự bất an khủng khiếp cho các doanh nghiệp. Kết hợp với mức thuế cao, cuộc chiến tiền tệ đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong thương mại quốc tế. Một cuộc chiến tiền tệ toàn diện vào lúc này cũng sẽ có tác động tương tự như vậy.

Phá giá tiền tệ có thể tạm thời thúc đẩy xuất khẩu bằng cách chuyển thêm sức mua sang tay người nước ngoài, nhưng mặt trái là nó sẽ không thúc đẩy sản xuất trong nước. Cuối cùng, như trong quá khứ, sự mất giá cạnh tranh như vậy có thể khiến quy mô thương mại toàn cầu bị bóp nghẹt.

Anh Tú

Tin được quan tâm

Trung Quốc nói không sợ đánh trả Mỹ, nhưng Bắc Kinh đã hết đạn

Đồng nhân dân tệ mất giá, người dân Trung Quốc chịu khổ nhiều nhất

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ phát tín hiệu sẵn sàng chiến tranh tiền tệ với Trung Quốc