Khi kiên quyết loại bỏ những bộ trưởng thuộc đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) khỏi chính phủ mới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron "nhẫn tâm" chứng tỏ ông đích thực là sếp.

Tổng thống Pháp Macron cứng rắn chứng tỏ mình là sếp, loại bỏ mọi nguồn tai tiếng

Trần Trí | 22/06/2017, 17:29

Khi kiên quyết loại bỏ những bộ trưởng thuộc đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) khỏi chính phủ mới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron "nhẫn tâm" chứng tỏ ông đích thực là sếp.

Theo báo Guardian, khi ông Macron tranh cử tổng thống, ông Francois Bayrou - người thành lập và là thủ lĩnh MoDem - từng là chính khách nổi tiếng đầu tiêntìm đến ông Macron, đề nghị ông nhận sự ủng hộ của MoDem để tăng cơ hội trúng cử.

Thế nhưng đến khi ông Macron trúng cử tổng thống với sự hỗ trợ của MoDem kêu gọi cử tri trung dung dồn phiếu cho ông, rõ ràng có sự căng thẳng giữa ông với ông Bayrou, về số ghế bộ trưởng dành cho MoDem. Lúc đó, ông Bayrou là bên thắng cuộc, giành được nhiều ghế cho MoDem gồm chức Bộ trưởng Tư pháp cho chính ông.

Ở hai vòng bầu cử quốc hội, đảng Cộng hòa tiến bước (REM, do ông Macron lập hồi năm ngoái) đã thắng lớn, giành được 308 trên tổng số 577 ghế, không cần sự hỗ trợ của MoDem (đạt 42 ghế).

Từ thắng lợi này, ông Macron công bố hoàn tất việc thay đổi nhân sự chính phủ ngày 21.6.

Chính phủ mới của ông Macron gồm 15 người nam, 15 người nữ, giữ một sự cân bằng giữa các đảng trung dung, khuynh tả và khuynh hữu. Cuộc cải tổ nhân sự này có thêm nhiều người chưa hề làm chính trị, nhiều người chưa hề giữ các chức vụ trong chính quyền.

Khi người phát ngôn công bố tên các bộ trưởng được chỉ định, các nhà phân tích chính trị nói nhiều cử tri sẽ thắc mắc “Ai vậy ?”

Tuy nhiênkhí thế chiến thắng bị “chua” vì 4 bộ trưởng - được chỉ định chưa đầy 1 tháng trước - phải ra đi trong vòng 48 giờ qua, trong đó cónữ Bộ trưởng Quốc phòng Sylvie Goulard của MoDem do bị cáo buộc sử dụng công quỹ sai mục đích, và Bộ trưởng Nhà ở Richard Ferrand -tổng thư ký REM - do bị cáo buộc “ưu ái người nhà”.

2 thành viên MoDem cũng rút khỏi chính phủ là Bộ trưởng Tư pháp Bayrou, và nữ Bộ trưởng các vấn đề châu Âu Marielle de Sarnez,

Các bộ trưởng này nói họ không làm gì sai phạm, nhưng quyết rời khỏi chính phủ, sau khi ngành công tố Pháp ngày 9.6 mở cuộc điều tra sơ bộ về những cáo buộc các nghị sĩ MoDem ở Nghị viện châu Âu sử dụng công quỹ châu Âu “sai mục đích”, viện cớ trả lương cho người làm trợ lý của họ ở nghị viện để dùng tiền được cấp vào mảng kinh doanh của MoDem. Đảng này khẳng định họ không làm gì sai phạm, chấp hành pháp luật đầy đủ.

Tổng thống Macron thay các bộ trưởng MoDem bằng bà Nicole Belloubet làm Bộ trưởng Tư pháp, bà Nathalie Loiseau làm Bộ trưởng các vấn đề châu Âu, bà Annick Girardin làm Bộ trưởng các lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Bà Florence Parly làm Bộ trưởng Quốc phòng. Bà từng làm việc cho chính phủ đảng Xã hội của Thủ tướng Lionel Jospin từ năm 2000 đến 2002, sau đó làm phó tổng giám đốc Air France rồi chuyển qua công ty đường sắt nhà nước SNCF.

Ông Jacques Mezard chuyển từ Bộ trưởng Nông nghiệp sang Bộ trưởng Nhà ở.

Những người vẫn giữ các bộ lớn là Bộ trưởng Gerard Collomb nắm Bộ Nội vụ, ông Nicolas Hulot làm Bộ trưởng Môi trường, ông Bruno Le Maire làm Bộ trưởng Kinh tế, ông Jean Yves LeDrian làm Ngoại trưởng. Ông Edouard Philippe tiếp tục làm Thủ tướng Pháp.

Tổng thống Macron đề cao tính liêm khiết của công chức chính quyền, đã hứa sẽ xóa sạch mọi tai tiếng tham nhũng, nếu ông trúng cử tổng thống. Ông Macron đã nhấn mạnh các bộ trưởng của ông phải “đạo đức không ai có thể chê trách gì được”.

Ông Bayrou là người soạn luật mới để cải thiện đạo đức nơi giới chính khách, giải thích ông rút khỏi chính phủ mới, để giữ quyền tự do ngôn luận và bảo vệ MoDem trước những cáo buộc.

Ông gợi ý ông là nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ, nhưng ông quyết rút để bảo vệ chính phủ khỏi vụ tai tiếng của MoDem, và tránh cho “Tổng thống và chính phủ phải chịu đựng một chiến dịch gian trá”.

Ông Bayrou nói MoDem vẫn là một phần trong thế đa số của Tổng thống Macron ở Quốc hội. Hai thành viên MoDem có 2 chức vụ nhỏ trong chính phủ mới.

Các nhà phân tích nói bằng cách gạt MoDem khỏi chính phủ, Tổng thống Macron đang thể hiện một giải pháp cứng rắn đối với những tai tiếng chính trị, để củng cố vị trí của ông vào lúc ông chuẩn bị trình Luật lao động mới.

Nhà phân tích Antonio Barroso ở công tư tư vấn rủi ro chính trị Teneo Intelligence nói: “Việc ông Bayrou ra đi sẽ loại bỏ những thành tố bất đồng tiềm năng trong chính phủ, củng cố quyền lực kiểm soát chính phủ của Tổng thống”.

Nhà phân tích chính trị Christophe Barbier nói Tổng thống Pháp “Macron hóa” chính phủ, để loại bỏ mọi nguồn căng thẳng hoặc chống đối tiềm năng.

Thế của Tổng thống Macron ở quốc hội Pháp cũng được củng cố, khi một số nghị sĩ thuộc đảng đối lập chính Người Cộng hòa tách thành một nhóm khác cùng một đảng trung dung khác. Khối này tuyên bố sẽ ủng hộ các chính sách chính của chính phủ Macron.

Ngày 4.7 tới, Quốc hội Pháp sẽ bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ mới của Tổng thống Macron.

Trung Trực (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Pháp Macron cứng rắn chứng tỏ mình là sếp, loại bỏ mọi nguồn tai tiếng