Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa sa thải một loạt 15 tướng lĩnh bị nghi tham nhũng, ngay trước khi quân đội Nga có cuộc tập trận lớn nhất trong gần 40 năm qua.

Tổng thống Putin sa thải hàng loạt tướng Nga tham nhũng

Trần Trí | 29/08/2018, 16:28

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa sa thải một loạt 15 tướng lĩnh bị nghi tham nhũng, ngay trước khi quân đội Nga có cuộc tập trận lớn nhất trong gần 40 năm qua.

Trong Sắc lệnh tổng thống ký ngày 28.8, các tướng bị sa thải có Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga Vladlen Aksenov; Okrug Anvar Akhmedzyanov, trưởng phân nhánh Cục điều tra liên bang (SKR) ở vùng tự trị Khanty-Mansiysk; Sergey Besschastny, Viện trưởng kiểm sát Vùng Primorsky và Sergei Koryuchin, chi cục trưởng Chi cục quản lý nhà tù Vùng Omsk...

Tổng thống Putin "thường xuyên dọn cỏ dại" trong quân đội Nga

Theo các chuyên gia, tướng Nga thường bị sa thải hàng loạt. Hồi tháng 4.2018 có 11 tướng bị cách chức, và các nhóm tướng khác phải về vườn hồi năm 2016 và 2017.

Ở những cuộc sa thải trước, một số tướng lĩnhbị sa thải vì tham nhũng, và 15 tướng vừa bị cách chức cũng dính tham nhũng. Ví dụ tướng Mikhail Begun, lãnh đạo văn phòng Bộ Tình trạng khẩn cấp ở Vùng Tomsk đã bị bắt vì những tội danh nhận hối lộ.

Các chuyên gia cũng nghi sẽ sớm có những vụ bắt giữ khác. Yuval Weber, một chuyên gia về Nga ở Trung tâm nghiên cứu Wilson (ở Washington, Mỹ) nói với Newsweek: “Các tướng Nga bị cách chức vì những lý do khác nhau, như không thể loại trừ được nạn quan liêu, lãnh đạo đơn vị không ưa kẻ quá ham thể hiện cá nhân, bất đồng quan điểm, hoặc tham nhũng”.

Vẫn theo Newsweek, quân đội Nga có tầm ảnh hưởng chính trị đáng kể. Theo phân nhánh Minh bạch Quốc tế ở Nga, khoảng 20% đại biểu Viện Duma quốc gia (Hạ viện Nga) là những nhà vận động hành lang cho quân đội và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Nhiều nghị sĩ cũng có quan hệ thân cận với các cơ quan tình báo và Bộ Nội vụ Nga.

Ariel Cohen, một chuyên gia về Nga ở tổ chức nghiên cứu Atlantic Council (Washington) nói: “Nạn tham nhũng ở Nga cao hơn mức bình thường, các nhà quan sát phương Tây thậm chí có thể tưởng tượng ratham nhũng nặng ở mức nào. Một đất nước quá lớn về diện tích như Nga chính là nguồn gốc tham nhũng nặng. Thay tướng không khác xếp lại ghế trên tàu Titanic, và đó là một hiện tượng phổ biến, được gọi là 'dọn cỏ', mà Putin thì thường xuyên 'cắt cỏ'."

Cuộc tập trận rầm rộ của Nga từ sau chiến dịch Tây tiến 81

Cùng ngày 28.8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Nga sẽ sớm tổ chức cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1981 đến nay: cuộc tập trận Phía Đông 2018 (Vostok 2018) sẽ diễn ra từ ngày11 đến 15.9 tới, ở các quân khu miền trung và miền đông ước Nga, với sự tham gia của khoảng 262.000 quân lính, 1.077 máy bay, 900 xe tăng, 36.000 khí tài quân sự (như xe tăng, xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh) và 300 tàu chiến của hai hạm đội hải quân.

Trước đó, Nga tổ chức cuộc tập trận nhỏ kéo dài 5 ngày, từ ngày 20 đến 25.8. Bộ trưởng Shoigu nói Tổng thống Putin ra lệnh mở các cuộc tập trận này, và có thể ông Putin sẽ đến thị sát.

Ông Shoigu còn nói Phía Đông 2018 sẽ “lớn chưa từng có về tầm cỡ, cả về khu vực tập trận và số quân, lực lượng tham gia”, và cuộc tập trận này là “cuộc chuẩn bị chiến đấu lớn nhất kể từ sau Zapad 81”, tức cuộc tập trận Tây Tiến mà Hồng quân Liên Xô tổ chức năm 1981.

Zapad 2017 chỉ có 12.700 quân Nga và Belarus tham gia, theo hãng tin nhà nước TASS. Nhưng NATO nói Zapad 2017 có 100.000 quân tham gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga còn cho biết cuộc tập trận Phía Đông 2018 còn có cả quân Trung Quốcvà Mông Cổ tham gia. Bắc Kinh dự tính cử 3.200 quân và 900 loại vũ khí, theo Tân Hoa Xã.

Gần đây, Mỹ hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương 2018 (RIMPAC) vì Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép trên Biển Đông.

Phía Đông 2018 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga với phương Tây và với NATO, kể từ khi quân Nga thực hiện vụ sáp nhập Crimea năm 2014.

Từ sau đó, NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu để đề phòng Nga khiêu khích quân sự, theo báo Washington Times.

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov lưu ý các cuộc tập trận là cần thiết, để lực lượng tập bảo vệ tổ quốc, vào thời điểm cả thế giới chống lại Nga, NATO bao vây Nga ở sườn phía tây của Nga.

Ông Peskov cũng được các nhà báo Nga hỏi: liệu có nên chi quá nhiều tiền cho cuộc tập trận “khủng” này, vào lúc Nga tăng chi cho các chương trình xã hội. Ông đáp: “Nga có khả năng tự vệ trong tình hình quốc tế hiện tại, vốn thường là các hành xử hung hăng và không thân thiện với nước ta, có nghĩa cuộc tập trận này là chính đáng và cần thiết”.

Người phát ngôn NATO Dylan White nói các cuộc tập trận của Nga không gây bất ngờ, vì hồi tháng 5, phía Nga đã báo trước cho biết về cuộc tập trận Phía Đông 2018, thậm chí Nga mời NATO cử tùy viên quân sự đến quan sát, và NATO đang xem xét lời mời này.

Ông White nói thêm: “Vostok 2018 cho thấy Nga chú trọng tập trận tầm cỡ lớn, phù hợp với nhận định của chúng tôi là Nga ngày càng hung hăng, tăng mạnh khoản chi quốc phòng và tăng sự hiện diện quân sự. Tất cả các nước đều có quyền vận động quân đội nước họ, nhưng điều cần thiết là hoạt động này minh bạch và được báo trước”.

Các nhà phân tích quân sự nói như NATO, Nhật Bản cũng lo ngại cuộc tập trận của Nga, và gần đây Tokyo đã phàn nàn việc Nga triển khai quân sự ở cảng chiến lược Vladivostock thuộc Viễn Đông Nga.

Trung Trực (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Putin sa thải hàng loạt tướng Nga tham nhũng