Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1.12 đã ký một sắc lệnh nhấn mạnh nước ông sẽ "ăn miếng trả miếng" với Mỹ nếu Washington tiếp tục có những chính sách "không thân thiện" đối phó với Moscow.

Tổng thống Putin thề 'ăn miếng trả miếng' với Mỹ

Hà Ngọc Bách | 02/12/2016, 17:25

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1.12 đã ký một sắc lệnh nhấn mạnh nước ông sẽ "ăn miếng trả miếng" với Mỹ nếu Washington tiếp tục có những chính sách "không thân thiện" đối phó với Moscow.

Học thuyết chính sách đối ngoại của ông Putin vừa ký đã được công bố trực tuyến và trên các trang thông tin của Nga. Theo đó, Moscow khẳng định sẽ trả đũa nhắm vào hành động khiêu khích quân sự, chính trị, hoặc áp lực kinh tế do Washington áp đặt.

"Moscow không chấp nhận nỗ lực của Washington trong việc thực hiện quyền hạn vượt quá quy định của pháp luật quốc tế và kiên quyết chống đối bất kỳ nỗ lực quân sự, chính trị hoặc áp lực kinh tế đặc quyền. Nga sẽ đáp ứng những hành động không thân thiện này bằng cách tăng cường quốc phòng, ăn miếng trả miếng hoặc các biện pháp bất đối xứng", một phần của Học thuyết chính sách đối ngoại mới của Nga, theo TASS.

Tổng thống Putin đã phê duyệt Học thuyết chính sách đối ngoại mới vào ngày 1.12, cùng ngày với tuyên bố hàng năm của ông rằng Nga sẵn sàng hợp tác với chính phủ mới của Mỹ và không tìm cách "đối đầu" với nước khác.

Theo học thuyết đối ngoại mới, Nga sẽ chỉ phát triển quan hệ song phương và giải quyết các vấn đề hoàn cầu với Mỹ theo "nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau về quyền lợi và không can thiệp nội bộ lẫn nhau".

Quan hệ giữa Nga và phương Tây hiện đang ở mức rất thấp sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra và Nga tiến hành can thiệp vào tình hình Syria. Mỹ và EU đã tiến hành trừng phạt chống lại Nga do Moscow tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea.

NATO thì triển khai lực lượng bổ sung đến Ba Lan và các nước Baltic để "đề phòng Nga", một động thái khiến Moscow vô cùng giận dữ. Học thuyết chính sách đối ngoại mới của Nga mô tả việc NATO mở rộng đến gần biên giới Nga và đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đến Đông Âu là "một mối đe dọa".

Học thuyết chính sách đối ngoại mới cũng đề cập đến vị trí của Nga trong các vấn đề đối ngoại cấp bách hiện nay. Moscow muốn tạo ra một liên minh chống lại tổ chức khủng bố IS, theo Sputnik News.

Nga muốn giải quyết cuộc nội chiến ở Syria và các cuộc xung đột ở Trung Đông thông qua ngoại giao và "không có sự can thiệp từ bên ngoài", theo Sputnik News. Nga là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã can thiệp vào cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này với tuyên bố không kích chống tổ chức khủng bố IS. Tuy nhiên, quân đội Nga cũng giúp ông Assad tấn công nhiều nhóm đối lập Syria do Mỹ hậu thuẫn.

Ngoài ra, Nga cũng khẳng định họ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước thuộckhu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc.

Thiên Hà (theo Business Insider)

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
6 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Putin thề 'ăn miếng trả miếng' với Mỹ