Tổng thống Donald Trump tuyên bố vẫn xem CHDCND Triều Tiên là một mối đe dọa “bất thường và đặc biệt” đối với Mỹ, do đó ông cho kéo dài tình trạng “khẩn cấp quốc gia” cũng như tái áp dụng những hạn chế kinh tế với Bình Nhưỡng.

Tổng thống Trump vẫn xem Triều Tiên là mối đe dọa bất thường và đặc biệt

Cẩm Bình | 23/06/2018, 12:48

Tổng thống Donald Trump tuyên bố vẫn xem CHDCND Triều Tiên là một mối đe dọa “bất thường và đặc biệt” đối với Mỹ, do đó ông cho kéo dài tình trạng “khẩn cấp quốc gia” cũng như tái áp dụng những hạn chế kinh tế với Bình Nhưỡng.

Theo sắc lệnh hành pháp được ký ngày 22.6: “Sự tồn tại và nguy cơ gia tăng vật liệu hạt nhân có thể sản xuất vũ khí, cùng với hành động lẫn chính sách của chính quyền Triều Tiên tiếp tục đặtra mối đe dọa bất thường, đặc biệt với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của nước Mỹ”.

Nội dung trong sắc lệnh hoàn toàn trái ngược với khẳng định “không còn đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên nữa” được ông Trump viết trên Twitter sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore hơn một tuần trước.

Ông Trump ngày 13.6 khẳng định đã không còn đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên - Ảnh: Twitter

Tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban bố năm 2008, là dấu hiệu cho căng thẳng kéo dài giữa Washington với Bình Nhưỡng. Căng thẳng này trong năm 2017 đã leo thang khi Triều Tiên sắp hoàn thiện tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân đủ sức bắn đến lãnh thổ Mỹ, tuy nhiên đến nay thì đã được làm dịu với thượng đỉnh ngày 12.6, nơi ông Kim cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Hiện giới chức hai nước vẫn cần phải đàm phán cùng nhau để đạt được mục tiêu này.

Tại cuộc họp nội các ngày 21.6, Tổng thống Trump khẳng định quá trình phi hạt nhân hóa đã bắt đầu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis một ngày trước cho biết ông không ghi nhận thấy Bình Nhưỡng có bất cứ động thái nào và đàm phán chi tiết vẫn chưa bắt đầu.

Mỹ dừng chương trình huấn luyện quân sự với Hàn Quốc

Cũng trong ngày 22.6, Lầu Năm Góc thông báo Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí đình chỉ vô thời hạn hai đợt huấn luyện thuộc khuôn khổ chương trình trao đổi binh sĩ hai bên.

Theo người phát ngôn Dana White của Lầu Năm Góc: “Để hỗ trợ thực hiện kết quả của thượng đỉnh tại Singapore và nhằm phối hợp với đồng minh Hàn Quốc, Bộ trưởng Mattis đã cho đình chỉ vô thời hạn một số cuộc tập trận, bao gồm Người bảo vệ tự do Ulchi (UFG) cùng với hai đợt huấn luyện trong Chương trình trao đổi thủy quân lục chiến Hàn Quốc (KMEP)”.

Người phát ngôn White còn cho biết Bộ trưởng Mattis trong ngày 22.6 đã làm việc với Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

“Sẽ có những quyết định bổ sung để hỗ trợ các cuộc đàm phán ngoại giao sắp tới do Ngoại trưởng Pompeo dẫn dắt, tùy thuộc vào chuyện CHDCND Triều Tiên có tiếp tục đối thoại thiện chí hay không”, bà White nhấn mạnh.

Mỹ đình chỉ tập trận với Hàn Quốc để hỗ trợ cho những cuộc đàm phán với Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Vào đầu tuần này, Lầu Năm Góc đã xác nhận ngừng tập trận UFG vốn được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 8 tới. Trước khi thông báo này được đưa ra, quân đội Mỹ-Hàn trong tháng 5 đã hoàn thành hai cuộc tập trận thường niên là Đại bàng non (Foal Eagle), Thần sấm (Max Thunder).

Họp báo sau khi hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên hôm 12.6, Tổng thống Trump tuyên bố đình chỉ tập trận chung với Hàn Quốc. Quyết định này đã gây bất ngờ cho giới chức Washington, Seoul lẫn Tokyo.

Lãnh đạo Nga-Hàn nhất trí cùng hợp tác phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 22.6 đã hội kiến với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moscow. Hai nhàlãnh đạo đều đánh giá thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều vừa diễn ra có đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục những nỗ lực chung để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, đảm bảo không chỉ bán đảo Triều Tiên mà cả khu vực Đông Bắc Á có được hòa bình và ổn định lâu dài.

Không những vậy, Moscow cùng Seoul còn hy vọng việc làm dịu căng thẳng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng, kinh tế có sự tham gia của Nga-Hàn-Triều.

Cẩm Bình (theo The Guardian, Reuters)
Bài liên quan
Hãng robot hình người hàng đầu Mỹ tham gia cuộc đua công nghệ chạy bằng điện do Trung Quốc thống trị
Boston Dynamics, một trong những công ty robot hàng đầu thế giới, tuyên bố sẽ ngừng phát triển robot hình người chạy bằng thủy lực và thay vào đó tập trung chế tạo robot chạy bằng động cơ điện. Đây là phân khúc mà các hãng công nghệ Trung Quốc đang ngày càng thống trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump vẫn xem Triều Tiên là mối đe dọa bất thường và đặc biệt