Chiều 21.6, sau một tháng hoạt động, Quốc hội đã tiến hành họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 do Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì.

Tổng thư ký QH: Vấn đề sẽ được làm rõ khi tăng cường tranh luận

Trí Lâm | 21/06/2017, 17:39

Chiều 21.6, sau một tháng hoạt động, Quốc hội đã tiến hành họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 do Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, điểm mới của kỳ họp này là tạo không khí dân chủ, đổi mới, chuyển từ Quốc hội phát biểu sang Quốc hội tranh luận. Các đại biểu cũng rất tích cực giơ biển tranh luận và không chỉ tranh luận giữa các đại biểu với thành viên Chính phủ mà còn giữa đại biểu với đại biểu. Điều này sẽ làm rõ vấn đề và các đại biểu cũng hiểu thêm vấn đề.

“Việc tăng thời lượng chất vấn lên 3 ngày cũng là một sự đổi mới và cần phát huy cho các kỳ họp sau”, ông Phúc nói.

Về Luật Quy hoạch và Luật Tố cáo bị rút vì còn nhiều vấn đề chưa đảm bảo. Luật Quy hoạch có liên quan tới 95 luật, trong khi dự kiến là 1.1.2019 sẽ có hiệu lực, trong thời gian đó có thể sửa được hay không? Cho nên dự án luật này phải rút lại. Còn Luật Tố cáo (sửa đổi), có nhiều ý kiến trái chiều giữa đại biểu, ví dụ như bảo vệ người tố cáo nhưng bảo vệ thế nào? Có cho phép tố cáo bằng nhiều hình thức hay không buộc phải ký rõ danh tính vào đơn tố cáo? Do đó, cần phải bàn bạc lại kỹlưỡng.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian để thảo luận và hiếm có kỳ họp nào mà Quốc hội thông qua nhiều luật như kỳ họp lần này, với 12 luật là: Luật Quản lý ngoại thương, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Du lịch, Luật Đường sắt, Luật Thủy lợi, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Cảnh vệ, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự.

Cuộc họp báo diễn ra khá nhanh chóng, chỉ trong khoảng gần 1 giờ

Các Nghị quyết được thông qua, gồm: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình năm 2017; Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018; Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015; Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Cùng với đó là Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sáchpháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự.

Quốc hội cũng đã cho ý kiến lần đầu đối với 5 dự án luật, làm cơ sở quan trọng để các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới.

Trong phần phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, rút kinh nghiệm, có các giải pháp đột phá, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2017.

Sau kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân; nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội để phản ánh, kiến nghị kịp thời với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thư ký QH: Vấn đề sẽ được làm rõ khi tăng cường tranh luận