Nguồn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ tại TP.HCM có hơn 70% xuất xứ từ các tỉnh thành khác. Do đó, việc quản lý an toàn thực phẩm chưa thể thực hiện đồng bộ.

TP.HCM: 2 năm phạt hơn 5.100 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm

Phan Diệu | 16/03/2017, 15:04

Nguồn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ tại TP.HCM có hơn 70% xuất xứ từ các tỉnh thành khác. Do đó, việc quản lý an toàn thực phẩm chưa thể thực hiện đồng bộ.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn TP.HCM (Sở NN&PTNT TP), nhu cầu tiêu thụ thịt của TP.HCM hàng ngày từ 1.000-1.200 tấn; nhu cầu tiêu thụrau của TP khoảng 1 triệu tấn/năm và thủy sản là 170.000 tấn/năm.

Trong hai năm 2015-2016, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở đã kiểm tra 1.321 mẫu rau, củ, quả, sản phẩm có nguồn gốc thực vật, qua đó phát hiện 19 mẫu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

Sở cũng đã lấy 2.955 mẫu sản phẩm có nguồn gốc động vật để kiểm tra tồn dư chất cấm (thuộc nhóm Beta-agonist), đã phát hiện 259 mẫu dương tính với chất cấm này; lấy 1.593 mẫu sản phẩm có nguồn gốc hải sản, đã phát hiện 88 mẫu có hóa chất, kháng sinh cấm.

Đối với công tác thanh tra xử lý vi phạm, trong 2 năm, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT TP đã xử phạt hơn 5.100 trường hợp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền phạt hơn 12,3 tỉ đồng.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm, cơ quan này đã thực hiện cấp giấy chứng nhận VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam) đối với các hộ sản xuất rau, chăn nuôi; đồng thời xây dựng mô hình nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cùng với xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, Sở đã phối hợp Sở Công Thương TP triển khai đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo.

Tuy nhiên, Sở NN&PTNT TP cho rằng khó khăn hiện nay là nguồn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ tại TP có 70% nguồn gốc từ các tỉnh thành khác nhưng việc quản lý an toàn thực phẩm giữa các tỉnh chưa đồng bộ.

Không những vậy, các tỉnh cũng chưa có quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kèm theo lô hàng nên khó khăn cho TP khi phát hiện xử lý và truy nguyên nguồn gốc để kịp thời thu hồi và xử lý tận gốc. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất kinh doanh thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ nên việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chưa được phổ biến.

Trước đó, hồi đầu năm 2017, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ với 3 loại thực phẩm chủ lực là thịt heo, rau củ quả và thủy sản...Tổng vốn đầu tư cho kế hoạch này là hơn 5.500 tỉ đồng, trong đó vốn tổ chức, cá nhân5.000 tỉ đồng, vốn ngân sách503 tỉ đồng.

Mục tiêu của TP.HCM từ nay đến 2020 là xây dựng được 3 chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ 3 chuỗi nông sản an toàn, gồm: chuỗi rau, củ, quả; chuỗi thịt heo; chuỗi thủy sản.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: 2 năm phạt hơn 5.100 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm