Ông Trịnh Duy Trọng - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở giáo dục và Đào tào tạo TP.HCM) cho biết như thế vào chiều 17.3 về kết quả đồng thuận của phụ huynh cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

TP.HCM: Chỉ hơn 60% phụ huynh trẻ mầm non đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19

Hồ Quang | 17/03/2022, 19:22

Ông Trịnh Duy Trọng - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở giáo dục và Đào tào tạo TP.HCM) cho biết như thế vào chiều 17.3 về kết quả đồng thuận của phụ huynh cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo ông Trọng hiện ngành giáo dục và ngành y tế đang chủ động phối hợp để chuẩn bị tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khi có kế hoạch chính thức của UBND TP.

Ngành giáo dục đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục lập danh sách trẻ em nằm trong độ tuổi trên; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng hệ thống tiêm chủng COVID-19 và quy trình tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; cấp tài khoản điểm tiêm cho mỗi cơ sở giáo dục. “Các cơ sở giáo dục đang tiến hành nhập thông tin của trẻ lên hệ thống tiêm chủng COVID-19”, ông Trọng cho hay.

tphcm-chi-hon-60-phu-huynh-tre-mam-non-dong-y-cho-tre-tiem-vac-xin-phongn-covid-19-hinh-anh-(1).png
Ông Trịnh Duy Trọng - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở giáo dục và Đào tào tạo TP.HCM) chia sẻ với báo chí vào chiều 17.3- Ảnh: PV 

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cũng đang tuyên truyền cho các phụ huynh có trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm, quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo được sự đồng thuận của phụ huynh.

Đến thời điểm này, theo kết quả khảo sát sự đồng thuận của phụ huynh cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho thấy có 60,49% phụ huynh học sinh mầm non đồng ý cho trẻ tiêm vắc xin; con số này ở bậc tiểu học là 81,19 % và THCS (học sinh lớp 6) là 87,68%.

“Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục chuẩn bị các phương án tốt nhất để tiến hành tiêm ngay cho trẻ khi có khi có kế hoạch chính thức của UBND TP. Ngành giáo dục tiếp tục tuyên truyền, thông tin về lợi ích của vắc xin để tiếp tục kêu gọi sự đồng thuận của phụ huynh”, ông Trọng chia sẻ.

Như vậy có thể thấy, phụ huynh ở bậc mầm non đồng thuận cho trẻ tiêm vắc xin còn rất thấp. Về điều này, ông Trọng cho biết sẽ tiếp tục truyền thông về lợi ích của việc tiêm vắc xin trong việc phòng chống dịch để tiếp tục nhận thêm được sự đồng thuận của phụ huynh nhằm tăng tỷ lệ đồng thuận cho trẻ tiêm vắc xin.

“Các học sinh tiêm hay không tiêm vắc xin phòng COVID-19 không ảnh hưởng gì đến việc tham gia các hoạt động học tập trực tiếp tại trường. Các học sinh chưa tiêm vắc xin không bị hạn chế việc học tập hay tham gia các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, trong công tác phòng chống dịch, đối với học sinh chưa tiêm vắc xin thì có sự quan tâm, chăm lo làm sao giúp các em được bảo vệ tốt nhất”, ông Trọng nhấn mạnh.

Chia sẻ về công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện ngành y tế đang phối rất hợp tốt với ngành giáo dục để nắm sát tình hình, số lượng trẻ, tổ chức các điểm tiêm phù hợp.

“Số lượng nhân viên y tế tham gia vào đợt tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi lần này tùy thuộc vào số trẻ em tại từng thời điểm và kế hoạch mà TP sẽ tổ chức các đội tiêm cho phù hợp”, bà Mai nói.

Bà Mai cũng cho rằng việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi lần này sẽ khác xa so với người lớn và cũng khác so với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Do đó, lần này TP phải chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng, kỹ hơn rất nhiều so với các đợt tiêm trước. Đặc biệt là các đợt tiêm tại trường học. “Lần này chúng ta phải tiêm rất kỹ, từ công tác khám sàng lọc đến sơ cấp cứu, theo dõi sau tiêm và hướng dẫn cho các phụ huynh cách xử trí những trường hợp trẻ bị sốt”, bà Mai nói.

Liên quan đến việc mua thuốc Molnupiravir, bà Mai cho biết, TP vẫn đang thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó thuốc kháng vi rút Molnupiravir phải có kê toa của bác sĩ. Vì vậy người dân có 2 hướng tiếp cận thuốc Molnupiravir. Hướng thứ nhất là người dân tiếp cận miễn phí thông qua việc khai báo trên phần mềm F0, từ đó trạm y tế xác nhận thông tin, nếu đúng chỉ định thì nhân viên trạm y tế sẽ đến nhà phát thuốc Molnupiravir. Hướng tiếp cận thứ 2 là người dân có thể chọn hình thức khám tại các phòng khám tư, hay các nơi khác, các bác sĩ ở đây chịu trách nhiệm chỉ định thuốc cho bệnh nhân sử dụng.

“Thuốc Molnupiravir được sử dụng có điều kiện. Thứ nhất là về lứa tuổi, thứ 2 là các bệnh lý chống chỉ định, có triệu chứng nhẹ… Do đó, bác sĩ phải là người kê toa cho bệnh nhân. Trong thời điểm hiện nay, bất kỳ các hình thức rao bán thuốc Molnupiravir trên mạng đều là bất hợp pháp. Những quảng cáo về thuốc Molnupiravir phải được quản lý và xử lý theo đúng quy định. Các đơn vị dược được quảng cáo sản phẩm của mình, nhưng nội dung quảng cáo phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt nội dung trước khi thực hiện”, bà Mai nhấn mạnh.

Bài liên quan
TP.HCM quản lý chất độc xyanua bằng cách nào?
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ đầu độc bằng xyanua. Điều này khiến người dân tỏ ra lo lắng, và đặt câu hỏi vì sao loại chất độc này lại được mua bán dễ dàng như vậy?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
5 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Chỉ hơn 60% phụ huynh trẻ mầm non đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19