TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2045, kinh tế từ công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10-15% vào GRDP của TP.
Khoa học - công nghệ

TP.HCM: Công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10-15% vào GRDP năm 2045

Tú Viên 17/01/2024 18:35

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2045, kinh tế từ công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10-15% vào GRDP của TP.

phong-sach-sinh-hoc.jpeg

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 nền công nghệ sinh học của TP đạt trình độ tiên tiến trên các lĩnh vực quan trọng, là một trong những thành phố hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học trên địa bàn TP ngang tầm với các nước trong khu vực. Đồng thời, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, nguồn ngân sách đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Ngoài ra, công nghệ sinh học trở thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của TP; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng tối thiểu 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp tối thiểu 7% vào GRDP của TP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Đến năm 2045, TP.HCM có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu các thành phố khu vực châu Á. Công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10-15% vào GRDP.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới. Đồng thời tiếp tục xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Mặt khác, tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng như: Về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp công nghệ cao; về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong y - dược; về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; về phát triển công nghiệp sinh học.

Bên cạnh đó, xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học.

Bài liên quan
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Công nghệ sinh học đóng góp tối thiểu 10-15% vào GRDP năm 2045