Hai ngành hàng khó khăn nhất là dệt may và gỗ trong năm 2023 thì nay đã có đơn hàng đến tháng 6, trong đó dệt may có doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng đến hết năm.
Kinh tế - đầu tư - dự án

TP.HCM: Dệt may, đồ gỗ đã có đơn hàng đến giữa năm 2024

Tú Viên 22/02/2024 17:27

Hai ngành hàng khó khăn nhất là dệt may và gỗ trong năm 2023 thì nay đã có đơn hàng đến tháng 6, trong đó dệt may có doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng đến hết năm.

Ngày 22.2, tại buổi họp báo cung cấp thông tin trọng tâm của Sở Công Thương quý 1/2024, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương, chia sẻ khảo sát nhanh các doanh nghiệp sau Tết Giáp Thìn 2024 cho thấy hầu hết doanh nghiệp đã có đơn hàng và chính thức hoạt động trở lại từ ngày 19.2 (tức mùng 10 Tết).

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, tín hiệu về tình hình sản xuất, thương mại và dịch vụ của TP.HCM trong 2 tháng đầu năm có chiều hướng tích cực. Hai ngành hàng khó khăn nhất của năm vừa qua là dệt may và đồ gỗ thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6.

fd4-1734.jpeg
Một dây chuyền sản xuất của May 10 - Ảnh: Khắc Kiên

"Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cả năm, đây là tín hiệu rất tích cực về lao động và việc làm", ông Bùi Tá Hoàng Vũ nói.

Cũng theo ông Vũ, để TP.HCM tăng trưởng kinh tế 7,5% trong năm 2024, hoạt động xuất khẩu là một trong 3 trụ cột mà thành phố thực hiện trong năm nay, cùng với kích thích tiêu dùng nội địa, đầu tư công.

Tại buổi họp báo, ông Lê Đình Hiếu, Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính và tổng hợp (Sở Công thương) cho biết tháng 1.2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 26,9%, thương mại nội địa tăng 15,5% và kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3%. Tình hình sản xuất và cung ứng năng lượng, nguyên liệu như điện, gas, xăng dầu, hóa chất... hoạt động ổn định, liên tục đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Theo ông Hiếu, dự báo kết quả sản xuất công nghiệp, hoạt động thương sẽ đạt kết quả tích cực, duy trì và tăng trưởng quy mô so với cùng kỳ từ 5% (công nghiệp) và 10% (thương mại) trở lên.

Giám đốc Sở Công Thương thông tin, năm 2024, sở tiếp tục phối hợp để phát triển công nghệ, chuyển đổi xanh, thực hiện các hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, phát huy các đơn hàng có sẵn. Đồng thời, sở thực hiện thúc đẩy thị trường tiêu dùng trong nước, phát huy các hoạt động để chuẩn bị các chương trình xúc tiến ở các thị trường ngách, các chương trình khuyến mãi.

Bên cạnh đó, sở tiếp tục đầu tư phát triển các hoạt động logistics, phát huy thực hiện chương trình bình ổn thị trường để đảm bảo an sinh xã hội và tập trung các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu…

Bài liên quan
TP.HCM: Nhiều vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
10 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Dệt may, đồ gỗ đã có đơn hàng đến giữa năm 2024