Đến năm 2018, TP.HCM sẽ di dời hết 100% hộ dân sống trong vùng nguy hiểm và sẽ bố trí tại 6 dự án dân cư, với tổng vốn đầu tư 145,9 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020.

TP.HCM di dời hơn 5.000 nhân khẩu khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm

Một Thế Giới | 12/11/2015, 15:19

Đến năm 2018, TP.HCM sẽ di dời hết 100% hộ dân sống trong vùng nguy hiểm và sẽ bố trí tại 6 dự án dân cư, với tổng vốn đầu tư 145,9 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020.

Thành phố cam kết, không còn lấn chiếm

Mới đây, UBND TP.HCM đã gửi báo cáo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với lộ trình: từ nay đến năm 2018, thành phố sẽ ưu tiên tiến hành di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai ở các vị trí nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh.

Theo lộ trình, đến năm 2018 toàn bộ 1.294 hộ dân với 5.075 nhân khẩu trong đó có 400 hộ đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm sẽ được di dời bố trí khẩn cấp vào các điểm dân cư hiện hữu hay khu tái định cư tập trung trên địa bàn thuộc các quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Với kế hoạch, năm 2016 hoàn thành 647 hộ (50%), ưu tiên thực hiện trước 462 hộ thuộc khu vực đặc biệt nguy hiểm; năm 2017 hoàn thành thêm 388 hộ (30%) và năm 2018 hoàn thành 259 hộ còn lại (20%). 

TP HCM cũng cam kết không còn trường hợp lấn chiếm ven sông, ven biển. Thành phố sẽ gắn kết chương trình này với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm để đến năm 2020 ổn định đời sống các hộ dân sau tái định cư. Các khu dân cư mới sẽ có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Những vụ sạt lở điển hình

Tình trạng sạt lở tại địa bàn TP.HCM được báo điện tử Motthegioi.vn ghi nhận: đêm ngày 1.7.2015 một khu đất khoảng 2.000 m2 tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TPHCM đã bất ngờ bị sạt lở, kéo theo ngôi nhà cùng 3 người đang ngủ bên trong xuống sông, may mắn là một nhóm công nhân đang ngồi chơi gần đó phát hiện sự việc đã lao xuống sông cứu được cả 3 người này.
Hon 5.000 nhan khau duoc di doi khoi vung sat lo, nguy hiem-hinh-anh-1

Sạt lở ở xã Nhơn Đức, Nhà Bè, TP.HCM.

3 ngày sau, một vụ sạt lở khác xảy ra tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè: hơn 1.000 m2 đất trôi xuống sông, kéo theo 2 ngôi nhà liền kề, nhưng may mắn 13 người trong 2 gia đình này kịp thoát thân. Cũng tại huyện này, tối ngày 9.7 khu đất gần 400 m2 tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị nhấn chìm xuống sông Mương Chuối. Toàn bộ nhà số 4/41 rộng hơn 100 m2 biến mất sau một đêm.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác dịch vụ Thủy lợi TP.HCM, 7 tháng đầu năm 2015, toàn thành phố đã xảy ra 11 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch với tổng diện tích hơn 4.500 m2, gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản và đe dọa đến tính mạng của người dân.

Còn theo Khu Quản lý đường thủy nội địa TP.HCM, từ tháng 5 đến nay đã phát sinh 8 điểm sạt lở mới, nâng tổng số điểm sạt lở nguy hiểm tại thành phố lên đến con số 45. Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi thêm 1 điểm mới.

Quang Huy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thanh tra đường bộ sẽ không được dừng xe, xử phạt trên đường để tránh chồng chéo với CSGT?
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng để tránh chồng chéo nhiệm vụ với cảnh sát giao thông, luật mới cần quy định thanh tra đường bộ chỉ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, không được kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM di dời hơn 5.000 nhân khẩu khỏi vùng sạt lở, nguy hiểm