Dù hiện nay số ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đang đi ngang, nhưng chưa có xu hướng giảm, số ca tử vong đang ở mức rất cao. Tình hình dịch bệnh vẫn còn đang rất phức tạp, nếu không quyết liệt sẽ xấu hơn.

TP.HCM: Dịch bệnh chưa có xu hướng giảm, cần giải pháp quyết liệt để làm giảm số ca tử vong

Hồ Quang | 13/08/2021, 16:29

Dù hiện nay số ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đang đi ngang, nhưng chưa có xu hướng giảm, số ca tử vong đang ở mức rất cao. Tình hình dịch bệnh vẫn còn đang rất phức tạp, nếu không quyết liệt sẽ xấu hơn.

Tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh COVID-19 vào sáng 13.8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết chỉ còn 2 ngày nữa là TP kết thúc đợt giãn cách xã hội thứ 2 theo Chỉ thị 16 tăng cường, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Hiện nay dù số ca mắc COVID-19 đang "đi ngang" nhưng chưa có xu hướng giảm, số ca tử vong đang ở mức rất cao. Dự kiến sau ngày 15.8 số ca F0 sẽ ở mức khoảng 3.000 ca/ngày, một con số rất lớn.

tphcm-dich-benh-chua-co-xu-huong-giam-so-ca-tu-vong-tang-cao-hinh-anh-1(1).png
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: PV

"Nếu chúng ta không quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, rất khó giữ được những thành quả đã làm. Thậm chí tình hình dịch bệnh sẽ xấu đi nếu chúng ta không đồng lòng, quyết liệt, quyết tâm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch”, ông Đức cảnh báo.

Theo Phó chủ tịch UBND TP, trong 7 ngày gần đây, trung bình mỗi ngày có 3.687 ca mắc COVID-19, trong đó có 78,6% số ca phát hiện ở các khu phong tỏa, 2,3% ở khu cách ly và 17,7% phát hiện qua việc khám sàng lọc tại bệnh viện. Như vậy số nhiễm chủ yếu vẫn nằm trong các khu phong tỏa.

Hiện TP đã điều trị khỏi 62.986 trường hợp mắc COVID-19, còn 32.629 trường hợp đang tiếp tục được điều trị, trong đó có 1.558 bệnh nhân nặng và 16 bệnh nhân nguy kịch đang phải sử dụng ECMO (máy tim phổi nhân tạo).

Đối với các trường hợp F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà có 10.421 trường hợp, và 12.290 trường hợp F0 được điều trị trên 7 ngày có tải lượng vi rút thấp (giá trị CT dưới 30) thì có thể đưa về cách ly, điều trị tại nhà.

Theo ông Đức, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tỷ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong rất cao, cần phải có những giải pháp quyết liệt để giảm số lượng bệnh nhân tử vong. “Trong những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày TP.HCM có 241 bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong”, ông Đức thông tin.

Để tập trung nâng cao hiệu quả điều trị nhằm đạt mục tiêu cao nhất là giảm số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong, ông Đức cho rằng một trong những mấu chốt quan trọng là TP phải giảm được số ca chuyển thẳng từ tầng 2, tầng 3 để giảm áp lực cho những tầng trên, mới có thể giảm tỷ lệ tử vong.

Hiện nay, với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương, TP đã thành lập được 4 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 với quy mô 1.750 giường; nâng cao năng lực của Trung tâm cấp cứu 115; thành lập 5 cơ sở cấp cứu vệ tinh của Trung tâm cấp cứu 115; kiện toàn các tổ phản ứng nhanh cấp cứu tại các phường, xã, thị trấn; bố trí hệ thống taxi để phục vụ cấp cứu…

Bên cạnh đó, TP cũng đã xây dựng kế hoạch tăng cường các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn từ ngày 15.8 đến 15.9. Trong đó, chia thành 2 giai đoạn từ 15.8 đến 31.8, từ 1.9 đến 15.9 và quyết tâm đến ngày 15.9 sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh. “Các kế hoạch này sẽ được công bố trong thời gian sắp tới”, ông Đức nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Dịch bệnh chưa có xu hướng giảm, cần giải pháp quyết liệt để làm giảm số ca tử vong