UBND TP.HCM vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất phương án điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu giáo dục đào tạo đại học Long Phước, phường Long Phước, quận 9.

TP.HCM điều chỉnh quy hoạch làng đại học 172 ha tại quận 9

Phan Diệu | 12/10/2018, 15:45

UBND TP.HCM vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất phương án điều chỉnh tổng thể đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu giáo dục đào tạo đại học Long Phước, phường Long Phước, quận 9.

Việc điều chỉnh này phải đảm bảo gắn kết với chủ trương, định hướng của lãnh đạo thành phố về quy hoạch phát triển đô thị sáng tạo phía đông TP.HCM.

Để giải quyết khiếu nại của người dân, UBND TP.HCM cũng chấp thuận điều chỉnh đồ án quy hoạch khu này (khu vực có diện tích khoảng 8ha) từ chức năng quy hoạch đất hỗn hợp sang chức năng đất dân cư hiện hữu kết hợp chỉnh trang.

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng chấp thuận tạm hoãn việc lập chương trình phát triển đô thị TP.HCM đến năm 2025 cho đến khi đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt.

Trước đó,khu đất quy hoạch làng đại học tại quận 9 có tổng diện tích đất được quy hoạch 172,92ha, được xây dựng khoảng 4 đến 6 trường đại học, cao đẳng, dự kiến phục vụ từ 30.000 đến 32.000 sinh viên.

Trong đó, khu đất lập quy hoạch khu đại học là 160 ha, phần diện tích 12,92 ha đất dân cư hiện hữu chuyển lên đặt tiếp giáp với khu đất tái định cư Trường đại học Kinh tế, nghiên cứu quy hoạch thành một khu phức hợp phục vụ toàn khu và cách ly với khu đại học bằng một tuyến đường giao thông cấp khu vực.

Vào năm 2011,UBND quận 9 đã ban hành văn bản số 590/UBND - QLĐT về việc công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu giáo dục đào tạo đại học tại phường Long Phước theo quyết định số 382/QĐ-UBND của UBND TP.HCM.

Khu giáo dục đào tạo đại học tại phường Long Phước được xác định là một tổ hợp kiến trúc đa chức năng, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, sản xuất, thực hành, sinh hoạt, nghỉ ngơi, văn hóa và dịch vụ thể dục thể thao. Đây cũng là một đô thị đặc thù (sinh viên, cư dân và các quan hệ xã hội) được xác định có ảnh hưởng tương hỗ với cụm đô thị xung quanh.

Theo quy hoạch, khu giáo dục đào tạo có quy mô 172,92 ha, dự kiến gồm 6 khu trường đại học và một khu chức năng đô thị. Cụ thể, khu số 1 rộng 50 ha dự kiến là trường Đại học Kinh Tế TP.HCM; khu số 2 rộng 5 ha, dự kiến sẽ xây dựng trường Cán bộ ngành giáo dục Thành phố; khu số 3 rộng 29,66 ha là trường Đại học Luật TP.HCM; khu số 4 rộng 13,69 ha là trường Đại họcNguyễn Tất Thành. Khu số 5 rộng 19,51 ha sẽ xây dựng trường Đại họcTài chính Marketing; khu số 6 rộng 16,48 ha là trường Đại họcTài chính Hải quan và khu số 7 diện tích 17,05 ha sẽ là khu ký túc xá, nhà công vụ, trung tâm thương mại dịch vụ…

Về quy hoạch xây dựng các khu trường đại học tại TP.HCM, từ năm 2010, Thủ tướng ban hành Quyết định số 24 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP.HCM đến năm 2025. Quyết định số 24 đã được cụ thể hoá bởi các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, xác định các khu đại học tập trung.

Theo đó,khu Đại học Quốc gia TP.HCM với diện tích hơn 643 ha tại quận Thủ Đức.Khu đại học tập trung tại Long Phước, quận 9 với hơn 172 ha.Khu đại học Long Thới, huyện Nhà Bè là 151nhavà khu đại học Hưng Long, huyện Bình Chánh.

Theo định hướng, các khu đô thị đại học này đều được vận dụng mô hình từ các nước trên thế giới, được xây dựng tập trung nhiều đại học thành viên, kết nối như một quần thể có chung hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dịch vụ với mục tiêu là xây dựng mô hình đào tạo đạt chất lượng tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Hiện nay, các trường đã có chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở tại các khu quy hoạchnhưng vẫn chưa triển khai thực hiện.Đất đai tại khu vực bị hoang hóa, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển đô thị của TP.HCM.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM điều chỉnh quy hoạch làng đại học 172 ha tại quận 9