Trong số 233.051 người cao tuổi được khám sức khỏe và tầm soát bệnh từ đầu năm 2024 đến nay có 1,9% người có dấu hiệu nghi ngờ ung thư.
Thông tin Y học

TP.HCM: Gần 2% người cao tuổi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư

Hồ Quang 04/09/2024 20:45

Trong số 233.051 người cao tuổi được khám sức khỏe và tầm soát bệnh từ đầu năm 2024 đến nay có 1,9% người có dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Ngày 4.9, Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho người cao tuổi từ đầu năm 2024 đến hết ngày 31.8. Kết quả cho thấy đã có 233.051 người cao tuổi sinh sống trên địa bàn TP được khám sức khỏe, chiếm tỷ lệ 19,5%. Chỉ tính riêng trong tháng 8 có 50.604 người cao tuổi được khám sức khỏe, đây là con số cao nhất tính từ đầu năm đến nay.

tphcm-gan-2-nguoi-cao-tuoi-co-dau-hieu-nghi-ngo-ung-thu-hinh-anh.png
Khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho người cao tuổi tại TP.HCM - Ảnh: PV

Trong số 233.051 người cao tuổi được khám sức khỏe và tầm soát bệnh, kết quả có 134.288 người bị cao huyết áp, chiếm tỷ lệ 57,6%, trong đó số người mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 32.847 người (chiếm 14,1%); 54.217 người bị đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 23,3%.

Ngoài ra, còn có 1,9% người có tiền sử mắc bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 0,9% người có dấu hiệu nghi ngờ hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 1% người có tiền sử ung thư mắc ung thư và 1,9% người có dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Ngoài ra, trong đợt khám sức khỏe này, TP.HCM còn triển khai khảo sát đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và đánh giá chất lượng cuộc sống. Cụ thể, có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng; 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu; 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã; 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày cần người khác hỗ trợ (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) và 7,9% người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cần người khác hỗ trợ (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...).

Để đạt được chỉ tiêu 80% người cao tuổi được khám sức khỏe và sàng lọc bệnh không lây theo chỉ đạo của UBNDTP, Sở Y tế đề nghị các địa phương trong 3 tháng cuối năm 2024 cần phải đẩy nhanh tiến độ khám sức khỏe người cao tuổi. Đặc biệt là 5 quận huyện có tỷ lệ khám sức khỏe còn rất thấp gồm: quận Bình Tân (10,4%), quận Tân Phú (10,9%), quận Tân Bình (11,0%), quận 1 (11,0%) và quận 12 (11,5%).

Các UBND quận huyện và TP.Thủ Đức tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc, UBND phường, xã, thị trấn về khám sức khỏe người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn, đảm bảo đầy đủ và đúng tiến độ theo kế hoạch UBND TP đề ra; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám sức khỏe thực hiện đầy đủ các nội dung khám sức khỏe theo hướng dẫn của Sở Y tế nhằm đảm bảo chất lượng, và quyền lợi của người cao tuổi.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 52% người cao tuổi bị cao huyết áp qua khám tầm soát
Trong 13.773 người cao tuổi được khám và tầm soát các bệnh mạn tính không lây đã phát hiện có 420 người có dấu hiệu trầm cảm từ nhẹ đến nặng, chiếm 3,05% và có đến 7.199 người mắc bệnh cao huyết áp, chiếm 52,27%.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị
5 giờ trước Sự kiện
Ngày 19.9, Đảng ủy Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị; kế hoạch, hướng dẫn của Đảng ủy khối về Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Gần 2% người cao tuổi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư