Tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 16.6, TP.HCM ghi nhận thêm 80 trường hợp nhiễm COVID-19 mới đã được Bộ Y tế công bố.

TP.HCM ghi nhận thêm 80 trường hợp nhiễm COVID-19 trong ngày 16.6

L.H | 16/06/2021, 20:00

Tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 16.6, TP.HCM ghi nhận thêm 80 trường hợp nhiễm COVID-19 mới đã được Bộ Y tế công bố.

xet-nghiem3.jpg

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 16.6, thành phố ghi nhận thêm 80 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố. Đa số các trường hợp này là các tiếp xúc do được điều tra, truy vết.

Như vậy tính từ 18 giờ ngày 15.6 đến 18 giờ ngày 16.6, thành phố ghi nhận 99 trường hợp nhiễm mới: BN11285, BN11287-BN11304, BN11446-BN11480, BN11588-BN11632.

99 trường hợp nhiễm mới bao gồm: 10 trường hợp liên quan đến điểm Nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được cách ly và từng có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính; 84 trường hợp là các tiếp xúc gần liên quan đến các bệnh nhân đã được công bố; 5 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc, đang điều tra dịch tễ.

84 trường hợp tiếp xúc gần cụ thể như sau: chuỗi liên quan Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (9); liên quan chuỗi Ehome 3 (26); chuỗi liên quan BN9094 (9); liên quan BN10021 (2), chuỗi cơ khí Hóc Môn (2); chuỗi liên quan Công ty Kim Minh quận 5 (5), liên quan BN11620 (2), chuỗi liên quan công ty Hnam Mobile (16); chuỗi liên quan nhà trọ trên đường Tô Ngọc Vân Q12 (11); liên quan BN7764 (1); liên quan BN10719 (1).

99 trường hợp phát hiện ngày 16.6 phân bố như sau: quận 1 (1), quận 3 (9), quận 4 (1), quận 6 (3), quận 8 (23), quận 10 (4), quận 12 (18), Hóc Môn (3), Tân Phú (4), Bình Tân (10), Gò Vấp (1), Tân Bình (6), Bình Thạnh (1), Củ Chi (2), Bình Chánh (11), Nhà Bè (1), TP.Thủ Đức (1).

HCDC khuyến cáo trước khi tới bệnh viện, người bệnh cần tự kiểm tra xem mình có các yếu tố liên quan tới COVID-19 (có đi từ vùng dịch về, có tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm, có các biểu hiện ho, sốt, đau họng, khó thở, mất vị giác…). Nếu có các yếu tố nguy cơ, cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.

Nếu bắt buộc phải vào bệnh viện khám, cấp cứu thì cần đi theo đúng luồng đi mà bệnh viện đã quy định. Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, người bệnh cần đi khám cấp cứu theo đúng phân tuyến bảo hiểm của mình để hạn chế tập trung đông ở bệnh viện tuyến trung ương.

Những trường hợp không phải cấp cứu người bệnh có thể đăng ký khám và tư vấn từ xa hoặc có thể liên hệ trước với các chuyên khoa hoặc khoa cấp cứu để có tư vấn phù hợp. Không nên do sợ dịch bệnh mà không dám đến bệnh viện dẫn đến bệnh diễn biến ngày càng nặng.

Bài liên quan
Cụ bà 95 tuổi ở TP.HCM “bỏ quên” khối bướu cổ hơn 40 năm
Sau hơn 40 năm phát hiện bướu cổ nhưng cụ bà 95 tuổi không điều trị, khiến bướu to biến dạng vùng cổ, có khả năng chèn ép vào các cấu trúc xung quanh, nhất là khí quản và có khả năng thòng trung thất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM ghi nhận thêm 80 trường hợp nhiễm COVID-19 trong ngày 16.6