Đó là thông tin được ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP vào chiều 23.12.

TP.HCM không tổ chức bắn pháo hoa chào đón năm mới 2022

Hồ Quang | 23/12/2021, 20:13

Đó là thông tin được ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP vào chiều 23.12.

Đề cập đến kế hoạch chào đón năm mới 2022 ông Hải cho biết, theo kế hoạch của UBND TP.HCM thì sẽ có nhiều hoạt động đón chào năm mới, nhưng không có tổ chức bắn pháo hoa.

Cụ thể, tổ chức chương trình đếm ngược chào đón năm 2022 vào đêm 31.12 tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Huệ, đường Lê Duẩn; tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại 8 quận, huyện (quận 12, quận Tân Phú, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ); Thành đoàn tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ chào năm mới tại Nhà văn hóa Thanh niên; Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ; tổ chức giải Marathon lần thứ 9 tại quận 7; liên hoan biểu diễn các bộ môn võ thuật và các bài thể dục nâng cao sức khỏe để đề kháng phòng chống dịch COVID-19; tổ chức giải đua xe đạp phong trào chào năm mới trên đường Mai Chí Thọ…

tphcm-khong-to-chuc-ban-phao-hoa-chao-don-nam-moi-2022-hinh-anh(1).png
Tết dương lịch 2022, TP.HCM sẽ không tổ chức bắn pháo hoa - Ảnh: PV 

Tuy nhiên, theo ông Hải đây chỉ là kế hoạch, các địa phương phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19 mà quyết định giảm quy mô hay tạm dừng tổ chức để phù hợp với tình hình dịch.

“Không phải dịch diễn biến phức tạp, giờ đó ngày đó vẫn diễn ra những hoạt động trên. Nếu dịch bệnh TP qua cấp độ 3, cấp độ 4 chúng ta phải giảm, thậm chí tạm dừng. Riêng Tết dương lịch 2022 sẽ không tổ chức bắn pháo hoa”, ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải cho rằng hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ca mắc mới mỗi ngày trên dưới 1.000 ca; ca tử vong ở mức 40, 50 ca.

Ông Hải dẫn lời Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Khi một nước trong khu vực Đông Nam Á có ca nhiễm biến chủng mới, chúng ta đều xác định coi như biến chủng mới đã có ở trong nước. Trước diễn biến lây lan của biến thể Omicron, trên thế giới và các nước trong khi vực chúng ta phải trong tư thế có biến chủng này đã xuất hiện ở Việt Nam”

“Tôi rất mong bà con cô bác dự các sự kiện Giáng sinh, Tết Dương lịch sắp tới hãy tuân thủ 5K và những quy định của nơi tổ chức sự kiện. Điều đó là để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng”, ông Hải nói.

Đề cấp đến chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn TP.HCM sau 15 ngày triển khai,  ông Hải cho biết, tính đến ngày 22.12, TP đã lập danh sách được 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ cao, trong đó có 41.379 người đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng COVID-19, chiếm tỷ lệ 7,1%; 518.304 người được tiêm 2 mũi, chiếm 88,7%;  24.420 người chưa tiêm mũi nào, chiếm tỷ lệ 4,2%.

Thành phố đã tiến hành 2 đợt xét nghiệm cho những người thuộc nhóm nguy cơ trên với 737.753 lượt, trong đó có 733.835 lượt âm tính, chiếm 99,47%; 3.918 lượt dương tính, chiếm 0,53%.

Đối với những người nguy cơ cao mà dương tính dù không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ cũng phải được nhận gói C (thuốc kháng vi rút Molnopiravir).

“Trong số 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa tiêm mũi nào, đến ngày 22.12 chỉ mới tiêm được 4.397 người, chiếm 18%. Như vậy tốc độ tiêm đối với những người thuộc nhóm nguy cơ này còn chậm. Ngành y tế tăng tốc nhanh lên. Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mà rề rà như vậy là không được”, ông Hải đề nghị.

Theo ông Hải, từ khi mở chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao thì bệnh nhân tử vong giảm, bệnh nhân nặng nhập viện cũng giảm đáng kể. “Đây là một thành công của chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải đưa dẫn chứng, nếu như ngày 7.12, TP bắt đầu thực hiện chiến dịch này, số ca tử vong là 75 ca thì đến ngày 20.12 giảm xuống còn 58 ca,  ngày 21.12 chỉ còn 46 ca và đến ngày 22.12 chỉ còn có 44 ca. Trong khi đó, số ca nhập viện trong những ngày gần đây cũng thấp hơn số ca xuất viện. Cụ thể ngày 18.12 có 747 ca nhập viện thì có 794 ca xuất viện; ngày 19.12 có 674 ca nhập viện thì có 817 ca xuất viện; ngày 20.12 có 799 ca nhập viện thì có đến 1.031 ca xuất viện; ngày 21.12 có 645ca nhập viện thì có 805 ca xuất viện; ngày 22.12 có 620 ca nhập viện thì có đến 911 ca xuất viện.

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, tính đến 18 giờ ngày 22.12, TP có 497.796 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 497.203 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 593 trường hợp nhập cảnh.

Hiện TP đang điều trị 9.125 bệnh nhân, trong đó có 297 trẻ em dưới 16 tuổi, 463 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 22.12 có 620 bệnh nhân nhập viện, 911 bệnh nhân xuất viện (nâng tổng số bệnh nhân xuất viện từ đầu năm 2021 đến nay là 302.077 bệnh nhân), 44 trường hợp tử vong trong ngày (nâng tổng số bệnh nhân tử vong từ đầu năm 2021 đến nay là 19.586 bệnh nhân).

Đến ngày 22.12, TP đã tiêm được 7.971.062 mũi 1; 6.959.949 mũi 2; 50.959 mũi bổ sung và 141.890 mũi nhắc lại (mũi 3).

Bài liên quan
Loạt sách lan tỏa văn hóa đọc của NXB Tổng hợp TP.HCM
Nhằm tôn vinh và lan tỏa văn hóa đọc sách, NXB Tổng hợp TP.HCM sẽ cùng đồng hành với chương trình Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với nhiều đầu sách hay, có giá trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM không tổ chức bắn pháo hoa chào đón năm mới 2022