Sáng 21.7, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với UBND TP.HCM và Sở Ngoại vụ TP.HCM tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Nhìn lại quá trình đổi mới về đối ngoại từ năm 1986 đến nay và định hướng giai đoạn 2025 - 2045”.

TP.HCM mong nhận được góp ý của các chuyên gia để làm tốt công tác đối ngoại

Tú Viên | 21/07/2023, 15:57

Sáng 21.7, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với UBND TP.HCM và Sở Ngoại vụ TP.HCM tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Nhìn lại quá trình đổi mới về đối ngoại từ năm 1986 đến nay và định hướng giai đoạn 2025 - 2045”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Đề tài cấp quốc gia về “Cục diện thế giới giai đoạn 2025 - 2045: Dự báo và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra các ý kiến đánh giá, giúp TP.HCM triển khai thành công các ưu tiên phát triển thời gian tới. Đồng thời đề xuất, kiến nghị thiết thực phục vụ quá trình hoạch định đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, TP.HCM và Bộ Ngoại giao đã có sự hợp tác và phối hợp hiệu quả, nhất là trong công tác đối ngoại phục vụ phát triển.

21-07-2023hoithaoqgia_48.jpeg
Toàn cảnh hội thảo-Ảnh: T.U

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao đề tài đã gắn sự phát triển của thành phố với chiến lược đối ngoại của đất nước. Đây chính là cách thức nhằm cụ thể hóa phương châm “lấy địa phương làm trung tâm phục vụ” của Bộ Ngoại giao một cách rõ ràng và sâu sắc.

Ông Phan Văn Mãi chia sẻ, TP.HCM là trung tâm lớn về nhiều mặt, thành phố luôn quan tâm đến công tác đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; làm sao để tiếp cận kịp thời các xu hướng phát triển mới của thế giới để vận dụng vào xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao, thời gian qua TP.HCM nhận lãnh các nhiệm vụ quốc gia trong công tác đối ngọai; trong đó xây dựng quan hệ với các địa phương quốc tế, tham gia các diễn đàn, mạng lưới quốc tế…

“Tuy nhiên làm thế nào để thành phố thực hiện tốt nhất các vai trò, nhiệm vụ quốc gia thời gian tới, thành phố mong muốn nhận được sự góp ý của các chuyên gia để làm tốt công tác đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng” – ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhận định, đổi mới là yêu cầu tất yếu nhằm thích ứng với thực tiễn không ngừng thay đổi và hiện thực hóa khát vọng vươn lên của dân tộc. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay đã chứng kiến quá trình đổi mới của Đảng nói chung và lĩnh vực đối ngoại nói riêng. Hiện nay, quá trình đổi mới về đối ngoại đang đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, công tác đối ngoại thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, có việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt như Đại hội XIII đã chỉ ra. Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Bối cảnh đó đặt ra những yêu cầu mới trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc cũng như trong việc triển khai công tác đối ngoại.

Việc nhìn nhận và đánh giá quá trình đổi mới đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay có ý nghĩa quan trọng, để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm chủ động thích ứng trước những biến chuyển của thế giới trong giai đoạn tới.

Trên tinh thần đó, hội thảo được tiến hành với hai phiên chính: "Nhìn lại quá trình đổi mới về đối ngoại từ năm 1986 đến nay và định hướng giai đoạn 2025 – 2045" và "Đối ngoại Việt Nam phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ năm 1986 tới nay và định hướng tới năm 2030, tầm nhìn 2045".

Bài liên quan
KTS Ngô Viết Nam Sơn: TP.HCM cần tập trung vào phát triển kinh tế biển
Theo kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn, TP.HCM nên hướng đến phát triển kinh tế biển, trong đó có trục quan trọng kết nối 4 địa phương là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng tàu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM mong nhận được góp ý của các chuyên gia để làm tốt công tác đối ngoại