TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép TP gom 3 nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm, tây Sài Gòn, Bình Tân thuộc các lưu vực thoát nước thải số 2, số 3, số 10 thành một nhà máy, đặt tại nhà máy Bình Hưng Hòa hiện hữu.
Ngày 20.7, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộquy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinhhoạtđô thị trên địa bàn thành phố.
Theo đó, TP.HCM kiến nghị điều chỉnhtheo hướng gom 3 nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm, tây Sài Gòn, Bình Tân thuộc các lưu vực thoát nước thải số 2, số 3, số 10 thành một nhà máy và đặt tại nhà máy Bình Hưng Hòa hiện hữu. Ba nhà máy này đang theo quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công cộng thuộc lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030 đã được phê duyệt.
Theo UBND TP.HCM, việc đầu tư thành 1 nhà máy xử lý nước thải sẽ sử dụng đất ít hơn, chi phí đầu tư và quản lý khai thác thấp hơn. Vị trí xây dựng trạm bơm tây Sài Gòn tại khu vườn rau Tân Thắng và vị trí nhà máy xử lý nước thải đặt tại khuôn viên nhà máy Bình Hưng Hòa hiện hữu là các vị trí đã có sẵn mặt bằng, không cần phải bồi thường giải phóng mặt bằng, có thể triển khai thực hiện dự án ngay.
Theo quyết định của Thủ tướng về quy hoạch tổng thể thoát nước cũng như xử lý nước thải TP.HCM đến năm 2020 và năm 2030, TP.HCM sẽ phải đầu tư, xây dựng 11 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị với tổng công suất xử lý đạt 1,862 triệu m3/ngày vào năm 2020 và đạt 3,076 triệu m3/ngày vào năm 2030.
Hiện nay, TP.HCM đã xây dựng hoàn thành 2 nhà máy xử lý nước thải, gồm nhà máy Bình Hưng công suất 141.000m3/ngày và nhà máy Bình Hưng Hòa - lưu vực Bình Tân công suất 30.000m3/ngày. Tổng công suất 2 nhà máy là 171.000m3/ngày (đạt 9,2% so với quy hoạch).
Theo kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCN sẽ tiếp tục thực hiện, phấn đấu đầu tư hoàn thành 7 nhà máy, đạt tổng công suất xử lý nước thải là 1,643 triệu m3/ngày (đạt 88,2% so với quy hoạch).
Phan Diệu