Mức phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố tại địa bàn TP.HCM cao nhất là 40.000 đồng/giờ, qua đêm lên đến 180.000 đồng. Mức phí này cao hơn từ 20-25% so với mức giá giữ xe tại các trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng trên địa bàn.
Sở Giao thông vận tảiTP.HCM (Sở GTVT) vừa trình UBND TP.HCM đề ánđiều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố thuộcđịa bàn thành phố. Mức phí mới được tính theo giờ thay vì theo lượt ngày và đêm như trước đây.
Theo đó, mức phí cao nhất là 40.000 đồng/giờ, qua đêm lên đến 180.000 đồng, trong khi mức phí hiện tại là 5.000 đồng/lượt. Mức phí này cũng cao hơn từ 20-25% so với mức giá trông giữ xe tại các trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng trên địa bàn.
Mức phí cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Với mức phí dự kiến trên, bình quân mỗi tháng thành phố thu về 31 tỉ đồng trên 35 tuyến đường của quận 1, 3, 5, 10, 11.
Theo Sở GTVT, mục đích của việc điều chỉnh tăng mức thu phí nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng một phần công năng của lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố được hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, đáp ứng nhu cầu thiết thực của các tổ chức và người dân.
Việc này cũng có tác động tích cực trong việc hạn chế ngườidân sử dụng ô tô cá nhân và cân nhắc lựa chọn các phương tiện đi lại khác, từ đó góp phần giảm bớt nạn ùn tắc và kẹt xe của TP.HCM;nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải có nghĩa vụ đóng góp một phần chi phí cho ngân sách nhà nước để phục vụ công tác quản lý trật tự đô thị và hỗ trợ phần nào cho công tác chỉnh trang hè phố.
Bên cạnh đó là mục đích tăng sự hấp dẫn và tính khả thi đối với các dự án đầu tư các bãi đỗ xe (ngầm, nổi) theo hình thức xã hội hóa.
Sở GTVT nhận định khi tăng mức phí tạm dừng đỗ xe trên lòng đường và một số vỉa hè sẽ phát sinh một số hiệu quả, tác động.
Cụ thể, về tác động kinh tế, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là những người sử dụng phương tiện xe ô tô là đối tượng có thu nhập khá trở lên, mức thu phí này có tác động tích cực trong việc hạn chế người dân sử dụng ô tô cá nhân trong nội đô và sẽ cân nhắc lựa chọn các phương tiện đi lại khác góp phần giảm bớt ùn tắc và kẹt xe của TP.HCM.
Về tác động xã hội, việc này sẽ giảm bớt tình trạng tạm dừng đỗ xe trên lòng đường và một số vỉa hè thay vì đậu xe tại các bãi đỗ xe, hầm củacao ốc văn phòng và trung tâm thương mại. Qua đó, tăng sự hấp dẫn, thu hút và tính khả thi đối với các dự án đầu tư xây dựng các bãi xe tập trung (ngầm, nổi).
Về vấn đề quản lý và sử dụng nguồn thu, Sở GTVT cho rằng đây là hình thức thu phí đỗ xe có ứng dụng công nghệ thông minh là thu phí thông qua trừ tiền trong tài khoản điện thoại, thẻ thanh toán quốc tế hay thẻ thanh toán nội địa (thuộc phạm vi dịch vụ các nhà mạng) nên đơn vị được TP.HCM giao quyền thu hộ phí là các nhà mạng.
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCMcó 35 tuyến đường cho phép đỗ xe trên lòng đường và một số vỉa hè.Mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường, hè phố thực hiện theo Quyết định số 245/2005/QĐ ngày 30.12.2005của UBND TP.HCM về ban hành mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô và phí tạm dừng, đỗ xe trên địa bàn. Trong đó, phí tạm dừng đỗ xe ô tô với mức thu 5.000 đồng/xe/lượt, trong khi đậu xe ô tô trong các bãi, hầm để xecủa các trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng mức thu đỗ xe bình quân từ 10.000 đồng -25.000 đồng/cho 1 giờ đầu tiên và lũy tiến cho các giờ tiếp theo.
Phan Diệu