Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh diễn ra vào chiều 29.6, TP.HCM đã nêu ra hàng loạt khó khăn mà 2 tuyến metro đang gặp phải khiến những dự án này chậm tiến độ.

TP.HCM muốn Trung ương tháo gỡ loạt khó khăn cho 2 tuyến metro

29/06/2020, 21:20

Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh diễn ra vào chiều 29.6, TP.HCM đã nêu ra hàng loạt khó khăn mà 2 tuyến metro đang gặp phải khiến những dự án này chậm tiến độ.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thị sát tuyến metro số 1 của TP.HCM - Ảnh: VGP

Giải ngân vốn ODA của TP.HCM rất thấp

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, hiện tại TP.HCM đang triển khai thực hiện 9 dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nước ngoài. Tổng vốn đầu tư của 9 dự án này là 122.567 tỉ đồng, trong đó vốn ODA là 102.732 tỉ đồng, vốn đối ứng là 19.835 tỉ đồng. Các dự án này tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, chống ngập và cải thiện môi trường.

Về tình hình giải ngân kế hoạch vốn các dự án ODA 6 tháng đầu năm 2020, đối với kế hoạch giao vốn ODA năm 2020 là 15.532 tỉ đồng; trong đó ODA cấp phát từ ngân sách trung ương là 5.044 tỉ đồng, ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 10.487 tỉ đồng, vốn đối ứng của TP.HCM là 1.723 tỉ đồng. Đến tháng 6.2020, giải ngân vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương là 1.045 tỉ đồng, ODA vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 555 tỉ đồng, vốn đối ứng của TP.HCM là 7,77% kế hoạch.

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm, ông Hoan nói rằng một số dự án thành phố đang trình Thủ tướng cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở để làm thủ tục điều chỉnh dự án.

Hai tuyến metro đang chậm tiến độ

Liên quan đến tuyến metro số 1 và số 2, ông Hoan nói rằng hai dự án này mới chỉ được phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu nên đang trong quá trình tổ chức đấu thầu và một số gói thầu đã bị hủy và tổ chức đấu thầu lại.

Cụ thể, đối với tuyến metro số 2, TP.HCM đang chuẩn bị các thủ tục để khởi công nhưng thành phố đang gặp vấn đề khó khi tiền đền bù giải phóng mặt bằng tăng 500 tỉ đồng.

"Khi duyệt đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 3.400 tỉ đồng nhưng điều chỉnh giá thì tăng khoảng 500 tỉ đồng, đây là phần đối ứng của thành phố. Nếu tách ra thì ngân sách thành phố bổ sung thêm 500 tỉ này liệu có vượt quá khỏi khung mà Trung ương đã duyệt trước đó, vậy thì thành phố có phải xin ý kiến Quốc hội hay không? Nếu HĐND TP.HCM xem xét bổ sung thêm 500 tỉ đồng để sử dụng trong bồi thường giải phóng mặt bằng thì vấn đề này có phải xin ý kiến Trung ương hay không? Thành phố muốn xem lại phần bố trí vốn để có thể chia ra trong phần xây lắp cho phần giải phóng mặt bằng, tuy nhiên không biết giải pháp này có thể sử dụng được hay không?", ông Hoan đặt vấn đề.

Còn đối với tuyến metro số 1, ông Hoan nói rằng do ảnh hưởng COVID-19 nên chưa thể hoàn tất các thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại thành phố, nhất đối với các gói thầu ngắn hạn cần phải có sự tham gia của các chuyên gia châu Âu và Nhật Bản.

Trong khi đó, tại buổi kiểm tra công trường tuyến metro số 1 của đoàn công tác do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dẫn đầu diễn ra cùng ngày, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM cũng nói rằng do dịch COVID-19 nên ảnh hưởng đến thủ tục nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài làm việc tại dự án nên dự án sẽ bị chậm tiến độ.

Ông Bùi Xuân Cường kiến nghị Chính phủ xem xét cơ chế đặc biệt cho việc nhập cảnh của các chuyên gia. Đối với các chuyên gia đã được quốc gia cư trú xác định âm tính và được phép xuất cảnh, việc cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế sẽ được thực hiện tại nơi cư trú của chuyên gia, gần công trường dưới sự giám sát của cơ quan y tế chuyên môn tại địa bàn, song song với quá trình làm việc, giám sát thi công, lắp đặt… của chuyên gia qua các công cụ công nghệ thông tin trực tuyến. Sau khi hoàn tất cách ly 14 ngày, chuyên gia sẽ thực hiện công việc tại công trường.

Trước những kiến nghị trên, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng nếu giải quyết được các vấn đề liên quan đến giải ngân sẽ góp phần tăng tốc dự án metro 1 và tăng tốc độ giải ngân vốn của TP.HCM. Về việc cho chuyên gia nhập cảnh, TP.HCM chỉ cần đề xuất thì Trung ương sẽ giải quyết, vì đây không phải trường hợp ngoại lệ.

Còn đối với việc TP.HCM lo ngại tuyến metro số 2 thêm 500 tỉ đồng tiền giải phóng mặt bằng sẽ tăng tổng mức đầu tư, Phó thủ tướng đề nghị các bộ ngành hỗ trợ TP.HCM giải quyết vì trong năm nay cũng chưa giải ngân nguồn vốn cho dự án này.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM muốn Trung ương tháo gỡ loạt khó khăn cho 2 tuyến metro