Ngày 12.5, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP.

TP.HCM nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Tú Viên | 12/05/2023, 18:00

Ngày 12.5, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP.

Theo đó, TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia; có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc gia. Trong đó, một số nghề tiếp cận trình độ các nước trong khu vực ASEAN-4; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 89%.

Cụ thể, thu hút 45 - 50% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 35% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Ít nhất 60% lực lượng lao động được đào tạo lại, đào tạo thường xuyên. Ít nhất 40% tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp.

ggggg.jpg
TP.HCM xây dựng chính sách quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp - Ảnh: T.V

Đồng thời, TP phấn đấu 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; 100% nhà giáo đạt chuẩn, 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại; 100% ngành nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia.

Tầm nhìn đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp TP.HCM đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong nước, trong khu vực ASEAN và bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành nghề đào tạo.

Để đạt các mục tiêu nêu trên, TP.HCM thực hiện đồng bộ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp là giải pháp đột phá.

Cụ thể, TP.HCM xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.

Cùng với đó, nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp; truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp; chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm
2 giờ trước Sự kiện
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum - AFF 2024) diễn ra vào ngày 23.4 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến của Việt Nam, thể hiện sự chủ động thúc đẩy, duy trì và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp