Tại Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ngày 17.2, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng cơ quan nhà nước phải quyết liệt cải cách thủ tục nhanh, thông thoáng hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.

TP.HCM quyết tâm không phụ lòng doanh nghiệp

Tú Viên | 17/02/2023, 18:55

Tại Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ngày 17.2, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng cơ quan nhà nước phải quyết liệt cải cách thủ tục nhanh, thông thoáng hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Buổi gặp gỡ lắng nghe ý kiến đề xuất của doanh nghiệp (DN), giúp lãnh đạo, sở ngành TP hiểu rõ hơn về những khó khăn và đề xuất của DN để tập trung giải pháp tháo gỡ cho DN trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, các DN xuất khẩu, đầu tư và bất động sản đang rất khó khăn, hiện có một số ngành đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Trước hết là ngành mỹ nghệ chế biến gỗ, đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, hoạt động cầm chừng, nhất là các DN nội địa (gỗ dăm và viên nén tăng nhưng chủ yếu do DN nước ngoài và DN FDI).

17-02-2023-lanh-dao-tphcm-gap-go-lang-nghe-cac-de-xuat-cua-doanh-nghiep-8370b7c4-details.jpeg

Thực tế cho thấy chỉ có 10% DN còn 50% đơn hàng, có 50% DN còn 30 - 40% đơn hàng, các DN còn lại là không có đơn hàng. Hàng tồn kho tăng cao, thiếu dòng tiền để tồn tại.

Ở lĩnh vực bất động sản có xu hướng suy thoái. Thị trường đang thu hẹp quy mô kinh doanh, dừng đầu tư, ngưng thi công các dự án mới, thị trường gần như đóng băng và có khả năng kéo dài. Sự ngưng trệ của thị trường bất động sản đã kéo theo sự ảnh hưởng đến nhiều ngành liên quan. Đơn cử, ngành vật liệu xây dựng đang ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng cả trên thị trường trong và ngoài nước.

Cụ thể, hiện giá thép giảm 60% do lượng cung quá lớn trong khi nhu cầu giảm, sản lượng xuất khẩu thép giảm 69,3%; nhà máy xi măng ế ẩm, xuất khẩu giảm 55%, thị trường trong nước cũng sụt giảm do đầu tư công và dự án bất động sản đóng băng, DN nợ lẫn nhau. Người lao động bị sa thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống an sinh xã hội…

Tại hội nghị, nhiều DN cũng cho biết việc tiếp cận vốn vay ngân hàng rất khó, mặt khác lãi suất vay cao - hơn 10%/năm, DN không thể sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Mức định giá tài sản của ngân hàng cũng giảm thấp hơn trước. DN đề nghị lãi suất ngân hàng cho vay ở biên độ lợi nhuận ở mức 3%.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết: “Hiện nay với lãi suất cho vay của ngân hàng trên 10% thì không thể nào ngành chế biến lương thực thực phẩm kết hợp với nông nghiệp có thể kinh doanh có lãi. Tiếp theo đó, giá điện, giá nước tăng, giá một số nguyên liệu cũng tăng. Các DN của chúng tôi đều hạ mức lợi nhuận xuống dưới 50 - 70%”.

Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM Nguyễn Ngọc Hòa nêu một số kiến nghị trên nhiều lĩnh vực như: Về cải cách thủ tục hành chính, DN đề nghị cần tiếp tục cải cách thủ tục tối đa có thể để tạo hành lang thông thoáng cho DN phát triển. Hiện tại việc này đã có sự cải thiện tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của cộng đồng DN.

TP cần nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các DN nhỏ và vừa nâng cao năng lực quản trị, kỹ thuật và vốn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, cần xem xét lại chính sách cho thuê đất, tạo điều kiện cho DN được thế chấp giá trị đất thuê và tài sản trên đất thuê để vay ngân hàng, từ đó khuyến khích DN ở lại TP thay cho xu hướng chuyển dịch về các tỉnh lân cận.

Vấn đề quy hoạch, xây dựng, đất đai, TP cần tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tồn đọng hồ sơ cấp chủ quyền nhà - đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thủ tục hoàn công xây dựng… để người dân, DN hoàn tất pháp lý chủ quyền có thể thế chấp vay vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. TP cần mở rộng cơ chế quản lý để đất nông nghiệp được sử dụng vào đúng mục đích phát triển nông nghiệp ở mọi cấp độ công nghệ từ thấp đến cao.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhìn nhận nhiều vấn đề của TP.HCM đã tồn tại cần được khắc phục nhanh trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Với những đề xuất cụ thể đã nêu, TP sẽ tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới với quyết tâm không làm phụ lòng DN.

“Chúng ta nói đồng hành thì phải thấu hiểu, thấu cảm nhu cầu của DN. Muốn vậy phải lắng nghe, chia sẻ, thật sự đồng hành để tháo gỡ vướng mắc cho họ. Tiền vệ không làm bóng tốt thì tiền đạo lấy bóng đâu để đá. DN đang khó khăn, cứ loay hoay tìm bóng, lấy đâu sức mà đá”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh và cho rằng cơ quan nhà nước phải quyết liệt cải cách thủ tục cho nhanh, thông thoáng hơn để hỗ trợ DN.

"Cần tiếp tục chuyển đổi số, đẩy mạnh hơn nữa và cải cách ở từng cơ quan cho đến hệ thống chính quyền. Phải làm sao công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh các mối quan hệ giữa DN và chính quyền. Thủ tục là phải tối giản, nhưng trong bối cảnh càng khó khăn thì sự nỗ lực càng phải tiếp tục.

Cần cơ chế mới cho chương trình kích cầu đầu tư để phù hợp với bối cảnh mới. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực du lịch. Cải thiện môi trường sống, văn minh, hiện đại. Các hoạt động phải gắn chặt với văn hóa, an ninh, trật tự, an toàn, kết nối vùng…" - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chỉ đạo.

Bài liên quan
Trao đổi cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Cà Mau
Sáng 24.4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị “Gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
một giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM quyết tâm không phụ lòng doanh nghiệp