Phần lớn thức ăn đường phố được bán không cố định, người bán có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu kiến thức an toàn thực phẩm... Đây là một thực tế khiến cho công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với loại hình này trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM gặp vô cùng khó khăn và đang loay hoay với việc quản lý loại hình kinh doanh này.

TP.HCM sẽ quản lý thức ăn đường phố như thế nào?

Hồ Quang | 04/01/2019, 18:19

Phần lớn thức ăn đường phố được bán không cố định, người bán có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu kiến thức an toàn thực phẩm... Đây là một thực tế khiến cho công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với loại hình này trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM gặp vô cùng khó khăn và đang loay hoay với việc quản lý loại hình kinh doanh này.

Rất khó để có thể quản lý

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có khoảng 20.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố với khoảng 24.000 người hành nghề.

Từ nhiều năm qua, câu chuyện về quản lý thức ăn đường phố tại TP.HCM được đặt ra nhằm đểđảm bảo an toàn cho người sử dụng. Có ý kiến cho rằng nên hình thành những khu ẩm thực thức ăn đường phố để đưa người bán loại thức ăn này tập trung một nơi để quản lý; phải xử phạt nghiêm những người bán thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm.

Chính vì thế trong thời gian qua, TP đã tăng cường thanh kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố. Trong 9 tháng của năm 2018, TP đã kiểm tra 16.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, phát hiện 6.000 cơ sở vi phạm nhưng chủ yếu là nhắc nhở, còn xử phạt rất thấp, chỉ có 6,5%.

Bên cạnh đó, TP cũng đã xây dựng 60 tuyến phường - xã điểm về an toàn thực phẩm, 14 tuyến phố và 20 khu điểm về an toàn thực phẩm, tiến hành và công nhận được 4 phường - xã cũng như các khu phố điểm về an toàn thực phẩm, 4 đến 6 khu phố điểm đang trong quá trình hoàn thiện và nhiều quận huyện khác cũng đang khẩn trương thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế loại hình thức ăn đường phố đang tồn tại hiện nay trên địa bàn TP là “du canh du cư”, người bán không muốn cố định một nơi mà nayđây mai đó, phần đông là dân nghèo, vì cuộc sống mưu sinh, kiến thức về an toàn thực phẩm còn hạn chế... Vì thế những yêu cầu đặt ra trong quản lý thức ăn đường phố như trên khó thực hiện. Từ đó việc quản lý thức ăn đường phố ở TP.HCM như thế nào để đảm bảo an toàn cho người sử dụng vẫn còn bỏ ngỏ.

Chính bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cũng thừa nhận việc quản lý thức ăn đường phố là một công việc cực kỳ phức tạp, với đặc thù riêng như: nơi bán không cố định, đối tượng người hành nghề thường có điều kiện kinh tế khó khăn, đôi khi chưa hiểu hết được phải làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ về an toàn thực phẩm.

Xử phạt nghiêm không đem lại hiệu quả

Vào những ngày cuối năm 2018 và đầu năm 2019, các quận - huyện trên địa bàn TP.HCM thi nhau tổ chức phát động công tác đảm bảo thức ăn đường phố. Và mới đây nhất là vào chiều 4.1, tại quận 4 cũng đã phát động công tác đảm bảo thức ăn đường phố. Việc quản lý thức ăn đường phố một lần nữa được “xới” lên bằng khẩu hiệu: “Chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”.

Quản lýthức ăn đường phố là rất phức tạp, không thể xử phạt nghiêm là có thể giải quyết được tình trạng mất an toàn thực phẩm đối với loại thức ăn này - Ảnh: PV

Nói về mục đích của các quận - huyện phát động công tác bảo đảm thức ăn đường phố lần này, bà Lan cho biết là để cải thiện và kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố, góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm; nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố; xây dựng mô hình kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố, tuyến đường không có thức ăn đường phố, tiến tới nhân rộng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn TP.

“Hiện chúng tôi đã và đang phối hợp cùng với các quận - huyện, phường - xã thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là các lực lượng tổ dân phố, tổ chức nhiều chương trình tọa đàm, hội thảo tập huấn về an toàn thực phẩm cho trên 15.000 người; đưa ra những giải pháp và thực hiện những tiêu chí về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, bước đầu đã có những kết quả tốt, thay đổi và nâng cao được nhận thức cho người hành nghề”, bà Lan cho biết.

Bà Lan cho rằng chuyện xử phạt nghiêm đối với kinh doanh thức ăn đường phố chưa phải là giải pháp tốt nhất mà trước mắt là nâng cao nhận thức, làm sao để cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm tại các quầy hàng thức ăn đường phố trong việc tuân thủ những tiêu chí.

“Chúng ta phải làm sao đểngười bán thức ăn đường phố tuân thủ những tiêu chí như chén có sạch hay không, nguồn gốc thực phẩm có đảm bảo hay không, người hành nghề ý thức như thế nào để giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn thực phẩm...mới là điều quan trọng, căn cơ đểgiải quyết được tình trạng an toàn thực phẩm đối vớithức ăn đường phố”, bà Lan nói.

Bà Lan cũng kêu gọi ý thức của cộng đồng, người tiêu dùng trong việc lựa chọn những địa điểm kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố phải được để trong tủ kính hay những phương tiện ngăn chặn nguồn ô nhiễm; đeo găng tay hay dùng kẹp để gắp thức ăn; có dụng cụ đựng và thu gom rác thải, có điều kiện vệ sinh sạch sẽ…thì chúng ta yên tâm hơn và ủng hộ những hàng quán như thế.

Cơ quan quản lý sẽ làm những vấn đề sâu hơn như kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, xây dựng các tuyến điểm về an toàn thực phẩm và có những phương pháp, những biện pháp để hỗ trợ, giúp cho người hành nghề trong việc tuân thủ các quy định của pháp luận về an toàn thực phẩm.

“Muốn quản lý tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố cần phải giải quyết được 4 vấn đề, đó là công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người hành nghề và người tiêu dùng; công tác cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm tại các địa điểm kinh doanh; xây dựng các tuyến phố, khu phố điểm về an toàn thực phẩm và cuối cùng là tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm”, bà Lan chia sẻ.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ quản lý thức ăn đường phố như thế nào?