Tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP.HCM khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 20.2, các đại biểu đã thống nhất thông qua tờ trình về ban hành nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP.HCM.
Sự kiện

TP.HCM thành lập 7 sở mới sau khi sắp xếp bộ máy

Thuỷ Long 17:22 20/02/2025

Tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP.HCM khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 20.2, các đại biểu đã thống nhất thông qua tờ trình về ban hành nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP.HCM.

UBND TP.HCM hiện có 21 cơ quan chuyên môn, 8 cơ quan hành chính khác, 35 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM và 16 UBND quận, 5 UBND huyện, 1 UBND TP.Thủ Đức.

Bộ máy mới của TP.HCM gồm 7 sở được thành lập mới; 8 đơn vị chỉ tinh gọn đầu mối, tổ chức bên trong hoặc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ và Sở An toàn thực phẩm tiếp tục thí điểm theo Nghị quyết 98.

3(1).jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp - Ảnh: Phong Nguyễn

Sau sắp xếp, UBND TP.HCM có 15 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chánh, Sở Khoa học - Công nghệ; Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Du lịch; Sở Dân tộc - Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND TP.HCM, Thanh tra TP và Sở An toàn thực phẩm thí điểm theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Cụ thể, Sở Tư pháp chuyển Công an TP thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp, tinh gọn giảm đầu mối tổ chức bên trọng.

Tiếp tục duy trì thí điểm Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, tinh gọn giảm đầu mối tổ chức bên trong.

2(1).jpg
Các đại biểu HĐND TP.HCM biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết - Ảnh: Phong Nguyễn

Sở Văn hóa -Thể thao được tổ chức lại trên cơ sở tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở TT-TT.

Sở Tài chính được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính; đồng thời tiếp nhận Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố.

Sở Xây dựng được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở QH-KT.

Sở Giao thông công chánh được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Sở GTVT và tiếp nhận Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông, một số chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hạ tầng từ Sở Xây dựng.

Sở TN-MT được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT, Sở NNPT-NT.

Văn phòng UBND TPHCM tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố (từ Sở NNPT-NT chuyển sang) và Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố (từ Sở LĐ-TB-XH).

Sở KH-CN được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT, Sở KH-CN.

Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới từ Sở LĐ-TB-XH.

Sở Y tế được tổ chức lại trên cơ sở tiếp nhận lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội; quản lý sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH.

Sở GD-ĐT được tổ chức lại trên cơ sở tiếp nhận lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở LĐ-TB-XH.

Sở Công Thương được tổ chức lại trên cơ sở tiếp nhận Cục Quản lý thị trường thành phố từ Bộ Công Thương và Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ Sở NN-PTNT.

Sở Dân tộc - Tôn giáo được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ vào Ban Dân tộc.

Công an TP.HCM tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước: Quản lý về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH; về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp. Công an TP cũng được giao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Sở GTVT; về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Sở TT-TT.

Các đơn vị còn lại như Sở Du lịch, Thanh tra thành phố thực hiện tinh gọn giảm đầu mối tổ chức bên trong.

Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.HCM đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết về thành lập 7 cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở KH-CN, Sở Dân tộc - Tôn giáo, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chánh, Sở TN-MT.

Thời gian chuyển tiếp từ 1 đến 30 ngày kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực để các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn cấp có thẩm quyền chưa ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị.

Bài liên quan
Từ chiều 20.2, nhiều tuyến đường cửa ngõ TP.HCM cấm ô tô tải lưu thông
Ngày 20.2, Sở GTVT TP.HCM lưu ý người dân đi lại đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian sự kiện cấp quốc gia diễn ra, từ ngày 20 - 23.2.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam - Anh: Nâng cao trách nhiệm trên 'cao tốc' FTA
Quan hệ giữa hai quốc gia đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, hợp tác thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM thành lập 7 sở mới sau khi sắp xếp bộ máy